Mẹo chọn mua và chế biến nấm ăn đúng cách

(Làm Mẹ) - Nấm là loại nguyên liệu quen thuộc để chế biến món ăn. Cùng bỏ túi những mẹo nhỏ chọn mua và chế biến nấm ăn đúng cách nhất.

15.5785

1. Mua nấm 

Khi chọn mua nấm, bạn nên chọn loại nấm có màu sắc tươi, có mùi thơm đặc trưng. 

Khi chọn mua nấm, bạn nên chọn loại nấm có màu sắc tươi, có mùi thơm đặc trưng. Nấm tươi có một lớp tơ mỏng như giấy trên nấm. Không chọn những cây nấm bị dập nát, có mùi ôi. Vết cắt rỉ ra chất trắng sữa rất có thể là dấu hiệu của nấm độc. Tránh những cây nấm có vết thâm hoặc bị nhăn trên chóp, không nên chọn nấm bị nhớt.

2. Không cần rửa nấm quá kỹ 

Nấm sống trong môi trường tuyệt đối sạch, thân nấm lại ở dạng xốp và sợi nên khi rửa nấm sẽ làm nước đọng lại khiến cho nấm không còn được ngọt, vì vậy không cần rửa kỹ. Tuy nhiên, một số loại nấm bắt buộc phải rửa kỹ nếu trong quá trình vận chuyển để dây bẩn vào, nhưng nên rửa dưới vòi nước dạng hơi sương chứ không rửa trực tiếp nước vào thân nấm sẽ làm hỏng thịt nấm. 

3. Trước khi chế biến phải cắt bỏ chân nấm 

Chân nấm là nơi tiếp xúc với chất dinh dưỡng, tuy nhiên trong đó có một số chất vô cơ con người không nên sử dụng và hấp thu vào cơ thể vì thế khi chế biến nấm, cần cắt bỏ chân nấm.

4. Xào nấm ở nhiệt độ cao 

Khi chế biến nấm, bạn nên để ở mức nhiệt độ cao vì nếu để ở nhiệt độ thấp nấm sẽ ra nhiều nước, nát, nhũn và nhạt nhẽo, không giữ được hương vị và màu sắc ngon nhất. Bạn cũng chỉ nên cho một lượng dầu vừa phải để xào nấm thôi nhé, không cho quá nhiều vì chất béo sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng từ nấm, gây đầy bụng, không tốt cho tiêu hóa. 

5. Cần nấu chín hoàn toàn 

Cần ăn nấm được nấu chín hoàn toàn, tức là khoảng 5 – 10 phút sau khi đun sôi. Sau khi ăn nấm xong không nên dùng ngay đồ uống lạnh như trà đá hoặc cà phê đá, bởi vì nấm mang tính bổ âm nên uống ngay đồ lạnh sau đó thì dễ bị lạnh bụng.

6. Không ăn nhiều

Theo y học cổ truyền, nấm có vị ngọt, tính mát, nếu dùng nhiều và lâu dài có thể dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu. Những người tì vị hư nhược, khi ăn hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, phân nát thì không nên dùng. 

7. Mua nấm rõ xuất xứ, nguồn gốc 

Để mua được nấm sạch, trồng an toàn, không bị ngộ độc, chị em cần chọn địa chỉ tin cậy, có uy tín để mua.

Để mua được nấm sạch, trồng an toàn, không bị ngộ độc, chị em cần chọn địa chỉ tin cậy, có uy tín để mua.

8. Giữ lại nước ngâm nấm khô 

Nước nấm hương khô ngâm rất thơm vì thế khi ngâm nấm xong bạn không nên đổ đi. Có thể gạn lấy phần nước bên trên đem nấu canh, làm nước lẩu hoặc chế biến món ăn nào đó tùy ý. Còn phần cuối bát, có thể có nhiều sạn, nên bỏ.

Mẹo bảo quản nấm

- Muốn bảo quản nấm tốt, sau khi mua về, bạn nhặt sạch. Sau đó, bạn chần chúng trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn cho nấm vào chậu, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp bảo quản nấm tươi khoảng ba bốn ngày.

Mẹo nhận biết nấm độc, nấm dại

Cách nhận biết nấm độc

Nhìn bằng mắt. Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân… Thông thường các loại nấm độc khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra.

Ngửi bằng mũi. Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên. Nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi.

Thử nghiệm biến màu. Dùng phần trắng của hành lá chà xát trên mũ nấm, nếu thân hành biến thành màu xanh nâu chứng tỏ có độc, nếu ngược lại, hành không chuyển màu chứng tỏ không có độc. Ngoài ra, sau khi nấu chín, có thể dùng đũa, thìa bạc để thử trước khi ăn.

Thử nghiệm bằng sữa bò. Cho một lượng nhỏ sữa bò tươi bên trên mũ nấm, nếu thấy hiện tượng sữa vón cục, có khả năng nấm này có độc.

Những chú ý khi ăn nấm dại

Không hái thứ nấm mình không biết chắc.

- Không hái thứ nấm mình không biết chắc. Mỗi lần dùng không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ nấu một loại duy nhất. Ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc, còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học, không độc cũng trở thành độc.

- Khi chế biến nấm dại, cũng giống như chế biến nấm thường, biện pháp tốt nhất là nên luộc sôi trước khi xào nấu để giảm bớt độc tính.

- Khi mua nấm ở chợ, tốt nhất nên mua loại đã từng ăn, dầu vậy, cũng vẫn cần nấu chín mới ăn.

- Khi ăn nấm không nên uống rượu. Có một số loại nấm dại không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu, vì vậy gây ngộ độc.

- Sau khi ăn nấm nếu thấy khó chịu, buồn nôn, choáng váng, đau bụng dữ dội, nhìn không rõ, sốt… phải lập tức đến bệnh viện. Nếu không kịp, cần có các biện pháp sơ cứu đơn giản như gây nôn, hoặc tìm những thuốc dễ thấy để rửa ruột nhằm loại bỏ những thành phần độc hại trong nấm mà cơ thể chưa kịp hấp thu, nhờ đó giảm nhẹ mức độ ngộ độc. Sau khi sơ cứu, phải đưa ngay người bệnh đi cấp cứu.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]