Chăm sóc cho đôi bàn tay và đôi bàn chân cũng là một bước trong quá trình làm đẹp. Vì vẻ đẹp không chỉ thể hiện trên khuôn mặt, mái tóc mà còn là vẻ đẹp toàn diện. Đôi bàn tay và đôi bàn chân mịn màng có thể giúp chị em tự tin khi thực hiện mọi công việc hàng ngày nơi công sở.

1. Đối với da tay

Bước đầu tiên để chăm sóc da tay là bạn không nên để da tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như xà phòng hay các chất xút ăn da. Khi bắt buộc phải tiếp xúc với chúng bạn nên sử dụng găng tay để bảo vệ làn da. Điều này giúp da mềm mại và chống nhăn nheo lão hóa.
 
Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tiếp xúc với nước và mỗi tối trước khi đi ngủ  để làm mềm da. Và cung cấp vitamin cần thiết cho da.
Tẩy tế bào chết cho da tay  2 lần /tuần :Trộn đều 3 muỗng súp đường và 2 muỗng súp dầu ôliu. Dùng nửa quả chanh tươi làm sạch các đầu, nền móng tay và chân giúp móng chắc, sáng bóng
 
Một cách chăm sóc đôi tay nữa là bạn nên cắt tỉa móng tay thường xuyên và thay đổi màu sơn để trông đôi tay luôn tươi mới.

2. Chăm sóc da chân

Dưỡng cho đôi chân mịn mượt là điều rất nhiều bạn gái bỏ qua vì quá bận rộn hoặc nghĩ rằng không cần thiết. Tuy nhiên, đừng coi thường việc chăm sóc da chân bạn nhé, một chiếc váy đẹp sẽ mất đi giá trị nếu đôi chân kém xinh.
 
Ngâm chân với các dược liệu như vỏ cam, vỏ quýt, hương quế và thêm một chút muối trước khi đi ngủ để bàn chân được thư giãn mềm mại. Các lớp tế bào cứng sẽ bở và bong ra. Khi ngâm chân bạn có thể massage nhẹ nhàng bằng tay bấm vào các huyệt đạo dưới lòng bàn chân.
Tẩy da chết cho chân: Gót chân và mắt cá chân cần được tẩy da chết thường xuyên. Khi tắm bạn dùng đá sỏi, xơ mướp hoặc muối biển chà xát nhẹ nhàng lên chân các tế bào chết sẽ long ra giúp sáng da mềm mại.
 
Chọn giày vừa vặn Nếu đôi giày của bạn quá chật sẽ khiến chân của bạn bị tổn thương. Nếu bạn đi giày cao gót, nên chọn những đôi có gót ổn định, chắc chắn, mũi giày nên rộng để không bó hẹp các ngón chân. Để bảo vệ gót chân, nên thay đổi giày cao gót theo các chiều cao khác nhau thường xuyên.
Dưỡng ẩm: Vì gót chân là nơi trú ngụ của nhiều tế bào chết, nơi da thô ráp nhất hoặc có thể còn bị nứt nẻ, nên ở cả 2 bước trên bạn đều đặc biệt lưu ý đến phần gót chân nhé! Có thể dùng thêm loại kem đặc trị nứt nẻ cho gót chân nữa.

Để tăng hiệu quả của kem dưỡng ẩm và nhanh chóng lấy lại “phong độ” cho chân mình, bạn có thể mang tất mỏng sau khi thoa kem xong. Chiếc vớ sẽ giữ nhiệt độ trên da ấm áp, giúp kem dưỡng ẩm hấp thu tốt hơn. 

Lệ Thu (tổng hợp)