Mẹo… đọc thực đơn nhà hàng

(NDH)Là một khách hàng thông minh, hãy “tỉnh táo” trước những chiêu marketing khôn ngoan của nhà thiết kế menu nhà hàng.

15.5948

Sự kết hợp nhuần nhuyễn hai bộ môn tâm lý học và marketing là công thức hoàn hảo cho nghệ thuật… “chế ngự” cuốn menu nhà hàng. Mặc dù những nhà hàng quy mô nhỏ, giá cả bình dân có thể không chú trọng nghiên cứu cách thức hấp dẫn thực khách bằng thiết kế menu của mình, hầu hết những nhà hàng lớn, sang trọng đều nghiêm túc đầu tư thời gian cũng như tiền bạc vào những quyển thực đơn bắt mắt, khiến bạn khó mà cưỡng lại, để rồi mở ví đầy ngao ngán sau bữa ăn. Là một khách hàng thông minh, hãy “tỉnh táo” trước những chiêu marketing khôn ngoan của nhà thiết kế menu, chú tâm hơn đến giá trị thực sự mỗi món đồ ăn mang lại để có một bữa ăn thiết thực và hợp lý nhất. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ giúp bạn làm được điều này.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

1. Quy tắc “nửa cuối trang giấy”
Tùy theo kích cỡ quyển menu, thông thường sẽ có những “điểm nóng” mà mắt bạn sẽ chú ý đến một cách tự nhiên. Trên một trang giấy, “điểm nóng” nằm ở khoảng từ giữa đến cuối trang. Bạn sẽ tìm thấy hai loại đồ ăn ở “điểm nóng” của menu – đó là những món đem lại lợi nhuận cao cho nhà hàng, hoặc những món đặc sản. Đặc sản có thể là những món ăn mà nhà hàng đã có tiếng trong việc chế biến, và họ tin rằng khách hàng sẽ quay trở lại để được thưởng thức lần nữa. Thậm chí với những món ăn này, giá cả, chi phí và cả lợi nhuận không còn quan trọng nữa, vì một khi đã đủ sức kéo bạn quay lại nhà hàng, bạn sẽ có thêm nhiều dịp để… “rút ví”.

2. Những món ăn có lợi nhuận cao
Loại đồ ăn thứ hai thường được nhấn mạnh trong menu là những món đem lại lãi lớn cho nhà hàng, chẳng hạn như mỳ ống (pasta). Pasta vừa dễ phục vụ, lại vừa có chi phí thấp, kể cả khi đi kèm thịt, hải sản hay nước sốt đặc biệt. Điều này không có nghĩa là pasta không ngon, hay chúng bị “hét giá” quá đáng so với toàn bộ những món ăn khác trong menu. Đơn giản, chúng chỉ là đồ ăn đem lại cho nhà hàng nhiều lời lãi nhất mà thôi.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

3. Thứ tự sắp xếp
Hầu hết các cuốn menu đều được sắp xếp theo trình tự phục vụ các món trong một bữa ăn – rượu khai vị, salad, món khai vị, món chính, tráng miệng v.v… Tuy nhiên, trong trật tự ấy vẫn có “đất” cho sự sáng tạo tự do của nhà thiết kế. Nghiên cứu cho thấy đa số người đọc quan tâm nhất đến món đầu tiên và cuối cùng trong mỗi phần của menu. Vì thế, thay vì chỉ để mắt tới mục đầu và mục cuối (mà nhiều khả năng sẽ là những món đặc sản hay lợi nhuận cao như kể trên), hãy xem xét kĩ những lựa chọn khác, biết đâu bạn sẽ làm cho bữa ăn của mình thêm phần phong phú.

4. Những thành phần cụ thể
Menu được viết với mục đích chính là khiến cho thực khách phải “nhỏ dãi thèm thuồng”, ví dụ như tên hải sản đi kèm với những vùng đất đánh bắt xa xôi nào đó, hoặc món rau đi với những tính từ “hoành tráng” v.v… Người viết không chỉ muốn biến tên món ăn vốn khô khan trở nên thu hút hơn, mà họ còn đang giới thiệu đến người đọc một số những thành phần mới lạ được đưa vào trong chế biến, trong trường hợp thực khách chưa hề được thưởng thức bao giờ. Bạn có thể không biết hết tên gọi các loài cá biển, nhưng chỉ cần nghe đến tên một vùng biển nào đó như Thái Bình Dương, bạn sẽ cảm thấy an tâm và thân thuộc hơn với món hải sản.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

5. Những món được gợi ý
Phục vụ bàn gần như sẽ luôn luôn đưa ra cho bạn những gợi ý đại loại như: món A nên dùng với loại rượu B, hoặc hôm nay nhà hàng có loại salad C rất đặc biệt v.v… Nhiều khi, những lời giới thiệu này trôi chảy đến mức khiến bạn có cảm giác như một “kịch bản” được dàn dựng sẵn (và đúng là chúng có thể được “dàn dựng” trước thật). Đừng ngại hỏi bồi bàn một cách chân thật về những điều bạn không rõ về món ăn nào đó, và chủ động hỏi ý kiến của họ khi cần.
 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]