Mẹo đối phó với trời nồm

(Chia sẻ) - Thời tiết có độ ẩm cao ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của mọi người. Ngoài ra đây cũng là dịp phát sinh nhiều dịch bệnh. Làm sao để đối phó với thời tiết khó chịu này?

15.5986

Ảnh hưởng của trời nồm

- Trước hết độ ẩm cao gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể,những gia đình sống ở mặt đất có cảm nhận rõ rệt nhất. Mùi quần áo bẩn, kể cả quần áo đã giặt mà không thể khô, mùi ẩm mốc từ chăn, đệm, tường… cũng góp phần làm tăng cảm giác khó chịu.

- Độ ẩm cao dẫn đến sàn nhà đọng nước, trơn trượt có thể làm cho trẻ em và người già té ngã gây chấn thương.

- Độ ẩm cao còn tạo điều kiện tốt cho các virus, vi khuẩn, nấm mốc, bọ bụi nhà… phát triển, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (bệnh viêm mũi họng cấp tính, viêm phế quản cấp, viêm phổi), nhiễm trùng đường tiêu hóa, một số bệnh ngoài da và gia tăng tình trạng dị ứng.

- Độ ẩm cao kích thích trực tiếp niêm mạc đường thở dẫn đến viêm, tăng tiết và co thắt phế quản dẫn đến có các triệu chứng ho, hắt hơi, khó thở…

- Độ ẩm cao còn kích thích xuất hiện các đợt bùng phát và làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản.

- Ngoài ra, trong bệnh viện khi độ ẩm cao rất dễ gây chập cháy hư hỏng các trang thiết bị y tế.

Mẹo đối phó với trời nồm:

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]