Mẹo giúp bé hết chân vòng kiềng

(Làm Mẹ) - Chân vòng kiềng của con khiến mẹ lo lắng nhưng sự thực hiện tượng này ở trẻ không khó "chữa" như mẹ nghĩ.

16.3087

Chân vòng kiềng được hiểu là hai gối và xường đùi cong, làm bé khi đứng hai gối không sát vào nhau.

Nguyên nhân

Đa số các bé bị chân vòng kiềng là do có tình trạng về xương như thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng, bệnh lý về xương... Một số dị tật ở bàn chân cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến sự lệch trục của khớp gối.

Nhiều nguyên nhân “dân gian” cho rằng chân cong là do bế bé cắp nách sớm, đeo bỉm cho bé từ nhỏ. Tuy đây không phải là những nguyên nhân có căn cứ khoa học, nhưng ai cũng biết rằng xương của bé từ khi nhỏ rất mềm, có thể đàn hồi tốt và có thể vô tình dẫn đến chấn thương xương trong các trường hợp trên mà người lớn không biết.

Chân bé có thể thẳng trở lại

Bé dưới 6 tháng tuổi bị chân vòng kiềng có thể do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Tình trạng này gọi là chân vòng kiềng sinh lý. Ở trường hợp này không cần tác động gì bởi đến một tuổi, chân bé sẽ thẳng. Khi đó, bé vận động và đi nhiều nên xương tự điều chỉnh.

Với những bé lớn mà chân bị cong nhiều, bố mẹ nên nghĩ tới việc cho con đi khám bác sĩ và xin tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương. Vì nếu bé bị chân cong do gối lệch trục vào trong, không chỉ mất thẩm mỹ, bé còn bị đau gối do thoái hóa, dễ bị nguy cơ hỏng khớp gối sớm.

Để ý đến sự phát triển xương ở trẻ

Phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý. Nhưng không cần xoa bóp, tác động gì, đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng. Bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh.

Từ 2 – 4 tuổi, nếu mẹ để ý, sẽ thấy hai gối của bé có thể vẹo vào theo hướng bên trong một chút. Từ 4 – 6 tuổi, hai chân bé sẽ thẳng trục trở lại. Những bé trong trường hợp này hoàn toàn không cần điều trị.

Thông thường khi con mới sinh ra, các bà, các mẹ hãy dùng phương pháp dân gian “nắn chân, nắn tay” cho con được dài rộng. Ngay này, hiện đại hơn, các bé được massage, xoa bóp. Tuy việc này không có tác dụng giúp làm thẳng chân bé mà chỉ giúp cho con cảm thấy đỡ mỏi, thoải mái, điều hòa máu tốt và dễ chịu hơn rất nhiều.

Với những bé lớn mà chân bị cong nhiều, bố mẹ nên nghĩ tới việc cho con đi khám bác sỹ và xin tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương. Vì nếu bé bị chân cong do gối lệch trục vào trong, không chỉ mất thẩm mỹ, bé còn bị đau gối do thoái hóa, dễ bị nguy cơ hư khớp gối sớm.

Phương pháp chữa trị chính cho bệnh vòng kiềng bẩm sinh hiện là phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột) và phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, chỉ khi nào phương pháp bó chân không có kết quả thì các bác sĩ mới can thiệp bằng phẫu thuật.

Theo các bác sĩ vật lý trị liệu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 3 tuổi là thời điểm hợp lý nhất để bó bột hoặc đeo nẹp. Khó khăn lớn nhất của việc điều trị là thái độ hợp tác của gia đình, bởi trong thời gian đầu bó - nẹp, trẻ luôn cảm thấy khó chịu trong di chuyển. "Nếu vượt qua được giai đoạn này, chân trẻ có thể thẳng như người bình thường", một chuyên gia của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết.

Nếu bé bị chân cong do gối lệch trục vào trong, không chỉ mất thẩm mỹ, bé còn bị đau gối do thoái hóa, dễ bị nguy cơ hư khớp gối sớm. 

Đi hai hàng: chân bé đá xa ra hai bên, có những bé vừa kết hợp bị dáng đi hai hàng vừa kiểu nhún gối.

Đi nhón chân (nhón gót): bé hầu như đi bằng nửa đầu bàn chân phía trước hoặc bằng các ngón chân. Tư thế này vừa không được đẹp lại không tạo được bước đi vững chắc vì bé hay chúi về phía trước.

Đi chụm gối: trái ngược với dáng đi hai hàng thì một số bé lại đi chụm gối, gối giật mạnh thoe bước đi trong khi hai chân có xu hướng cách xa nhau về phía sau. Những bé có dang đi như thế này có thể quan sát bằng cách nhìn dưới đế giày dép của bé, thường sẽ hay bị mòn vẹt ở mặt trong của gót giày dép.

Đi nhún nhảy: thường gặp ở bé có tính tình hiếu động.

Luyện cho bé có dáng đi đẹp

Hãy sử dụng các trò chơi để luyện tập cho bé để tạo sự thu hút chứ đừng gây áp lực đây là các bài tập cho bé. Đặt các miếng đề can màu sắc nổi bật hoặc các hình vẽ thu hút, kích thước chiều ngang khoảng 20cm dưới sàn nhà, theo một đường thẳng, yêu cầu bé đi theo đường thẳng đó. Để có dáng đi “mỹ miều” cho toàn cơ thể, hướng dẫn bé ngẩng cao đầu cằm song song với mặt đất, giữ lưng thẳng.

Tập cho con khỏi dáng đi vòng kiềng

Hoặc một số trò chơi khác, đề nghị bé giữ một cuốn sách trên đầu, đi theo đường thẳng mà không làm rơi cuốn sách.

Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, chống tay lện hông và nhay theo nhạc để tạo được thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông và đôi chân săn chắc.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Bố mẹ có thể phòng tránh chân cong và vòng kiềng cho bé ngay từ khi sinh ra bằng cách cho con bú sữa mẹ hoàn thoàn trong sáu tháng đầu và tắm nắng đầy đủ. Từ tuổi ăn dặm trở đi, bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ lượng can-xi và vitamin D cần thiết cho trẻ bằng các sản phảm từ sữa, lòng đỏ trứng… và cho bé tắm nắng. Tránh không nên cho bé ăn nhiều dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tạo “áp lực” với chân của bé.

Không ép cho bé đứng hoặc đi quá sớm so với độ tuổi, vì trọng lượng của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chân. Mỗi bé có cấu trúc xương, sự phát triển khác nhau nên tuổi tập đi cũng khác nhau. Mẹ không nên sốt ruột so sánh “Tại sao con nhà em từng này tháng tuổi vẫn chưa đi và đứng?”. Ngoài ra, mỗi bé có cấu trúc xương khác nhau nên buổi tập đi cũng sẽ khác nhau, bố mẹ không nên nóng vội.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]