Mẹo hay chữa say nắng bằng rau răm

Dùng rau răm là một mẹo hay chữa say nắng hiệu quả bất ngờ. Loại rau này cũng giúp chữa kém ăn, ghẻ lở.

15.6177
Rau răm có vị cay nồng mùi thơm, tính ấm, tác dụng tán hàn, tiêu thực, sát trùng không chỉ dùng ăn để kích thích tiêu hoá, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi đau bụng, kém ăn, co gân (chuột rút), tiêu chảy mà còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu và chống nôn.

Dùng ngoài để chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng) rắn cắn và chó dữ cắn. Ngày dùng 20 - 30g giã tươi lấy nước uống hay sắc uống.

Mẹo hay chữa say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống. Nếu bị say nắng thể trạng bán hôn mê dùng rau răm 30g, sâm bố chính 20g (tẩm nước gừng), rễ đinh lăng (lá nhỏ) 16g, mạch môn 10g. 4 vị sao vàng, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.

Kém ăn: Rau răm ăn theo gia vị hoặc dùng cả cây 10 - 20g sắc uống sau bữa ăn.
Ghẻ lở, chốc, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi, hoặc giã nát xát hoặc đắp rồi băng lại.

Tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não hay cồn long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.

Rắn cắn: Rau răm dùng tươi cả cây nhai nuốt (hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống) còn lá đắp vào vết thương. Hoặc lấy 20 ngọn rau răm tươi đắp vắt nước uống, bã đắp.

Lưu ý: Rau răm tuy không độc, nhưng dùng nhiều rau răm quá thì hại về mặt sinh lý, kém cường dương tráng khí, chân huyết cũng khó đi, hay phá huyết, nên khi có thai tránh ăn nhiều.

Theo Lương y Hữu Toàn - Kiến thức
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]