Mẹo làm giấm táo trị hôi miệng cực nhanh

(Sức khỏe) - Do tính chất axit, giấm táo là một phương thuốc tuyệt vời cho hơi thở có mùi.

15.5982

Bạn sẽ không còn tự tin trong cuộc sống đặc biệt là trong giao tiếp nếu như chứng hôi miệng luôn ám ảnh bạn. Để xóa tan nỗi lo đó, bạn chỉ cần sử dụng giấm táo, một phương pháp siêu đơn giản, cực nhanh mà hiệu quả.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Chứng hôi miệng khiến cho người bệnh mất tự tin và gây cảm giác khó chịu cho những người xung quanh. Bệnh hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do những viêm nhiễm trong khoang miệng hay viêm răng, lợi hoặc ở đường hô hấp. 

Hôi miệng còn có thể do vi khuẩn gây ra. Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như là hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này xuất hiện do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng trong các trường hợp sau:
 
- Sót lại thực ăn ở các kẽ răng và các thức ăn này phân hóa

- Nhiễm trùng nướu răng

- Sâu răng

- Cao răng

- Viêm lưỡi

- Khô miệng...

Chữa hôi miệng bằng dấm táo

Dấm táo cũng như các loại dấm ăn khác, là một sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên. Khi đường được ủ lên men bằng rượu, bạn sẽ thu được một loại dung dịch chua gọi là dấm. Dấm táo được làm từ táo nghiền nhỏ, thành phần của nó bao gồm các loại axit amin, axit axetic và một số loại axit khác. Dấm táo cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất. 

Do tính chất axit, giấm táo là một phương thuốc tuyệt vời cho hơi thở có mùi. Lấy một muỗng canh giấm táo pha loãng trong một cốc nước trước khi ăn. Giấm có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như chữa bệnh hôi miệng. Cũng hãy uống một muỗng canh giấm táo sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng có thể súc miệng với giấm táo hòa với một cốc nước.

Làm dấm táo

Trị hôi miệng hiệu quả bằng giấm táo.

Nguyên liệu

- 3 quả táo

- 500ml giấm gạo

- 300g đường phèn

- Lọ thủy tinh dung tích 1 lít

Cách làm 

Bước 1:

Ngâm táo vào chậu nước. Chà xát vỏ táo với một chút muối cho sạch bụi bẩn và lớp vỏ rám bên ngoài. Do thực phẩm bây giờ có nhiều chất bảo quản, đặc biệt là táo và lê nên việc rửa sạch táo bằng muối rất quan trọng.

Sau đó, cho táo ra rổ, tráng qua một lần nước sôi rồi để ráo cho hết nước, để lớp vỏ táo khô tự nhiên. Trong lúc chờ táo khô, bạn rửa sạch lọ thủy tinh và tráng qua nước sôi, sau đó cũng để lọ khô tự nhiên ngoài nắng. Nếu chờ lâu thì bạn có thể dùng máy sấy sấy khô bên trong cũng được.

Bước 2: Táo khô bạt cắt lát mỏng.

Bước 3:

- Xếp táo vào trong lọ thủy tinh theo từng lớp. Kế đến là một lớp đường.

- Lần lượt cho đến khi hết táo và kết thúc bằng một lớp đường ở trên cùng. Nhớ để cách miệng lọ khoảng 2cm chứ không xếp đầy bạn nhé!

Bước 4: Đổ giấm gạo ngập táo.

Bước 5:

Sau đó bọc kín lọ, để vào nơi ấm áp khoảng 3 tháng trở lên là dùng được (nhưng để càng lâu giấm càng ngon). Khi đó táo sẽ ngả màu nâu, quắt lại gần như trôi nổi ở trong giấm, còn giấm cũng đổi màu vàng nâu.

Để sử dụng bạn cần phải lọc bỏ táo khoảng 2 lần để tách bỏ bã còn lại trong giấm trước khi uống. Đổ phần giấm táo vào lọ thủy tinh sạch khác, và đừng quên đặt một miếng vải hình vuông mỏng trên miệng rồi đậy chúng lại nhé. Điều này cho phép giấm thông thoáng hơn cũng như giữ nó không có cơ hội tiếp xúc với kim loại trên nắp hộp. Hãy tiếp tục để lọ giấm táo đã đậy kín này ở nơi ấm áp trong nhà khoảng 6 tuần, sau đó bạn sẽ có 1 chai giấm táo cực kỳ thơm ngon.

Mẹo: Để làm giấm táo thì giấm gạo là sự lựa chọn tốt nhất. Giấm trắng trong các cửa hàng bán rất nhiều, giá lại rẻ nhưng hầu hết có chứa axit acetic, khi dùng lâu sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là ruột gan và dạ dày.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]