Mẹo nắm bắt tâm lý trẻ nhỏ

Hiểu được tâm lý trẻ sẽ giúp bạn phần nào kiểm soát được các hành vi của con mình. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5706
  • 1

    Thay đổi cách nói

    Thay vì nói với con bạn rằng con không được làm thế này, không được làm thế kia, hãy nói với con của bạn rằng con nên làm thế này, con nên làm thế kia.
  • 2

    Đưa ra các lựa chọn

    Khi bạn muốn con làm một cái gì chúng không muốn làm, hãy đưa ra cho trẻ một vài sự lựa chọn. Trẻ em giống như người lớn, thường có xu hướng hợp tác hơn nếu có kiểm soát. Thêm vào đó, việc này khiến cho trẻ không thể từ chối bởi vì bạn đã không hỏi những điều có thể trả lời "có" hoặc "không."

  • 3

    Sử dụng tâm lý ngược

    Sử dụng tâm lý ngược bằng cách cấm trẻ làm điều bạn muốn trẻ làm. Tâm lý ngược đem lại kết quả tốt nhất đối với trẻ em dưới bảy tuổi.

  • 4

    Thách thức trẻ

    Biến các mong muốn của bạn thành thách thức với trẻ như: "Mẹ thách con ăn được hết chỗ cháo này."

  • 5

    Tạo công việc cho trẻ

    Tạo thêm công việc cho trẻ. Do đó, trẻ sẽ bận rộn với công việc của mình và bạn sẽ bớt vất vả hơn.

  • 6

    Phá vỡ thói quen xấu của trẻ

    Phá vỡ các thói quen xấu của trẻ bằng cách bỏ tiền vào trong một cái bình, nói với trẻ bạn sẽ bớt một số tiền nhất định mỗi khi trẻ mắc lỗi. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, sau bốn tuần – khoảng thời gian cần thiết để từ bỏ thói quen xấu – trẻ có thể giữ lại số tiền trong bình. Như vậy, trẻ sẽ có động lực để từ bỏ thói quen xấu. Tuy nhiên, không bao giờ dùng cách này để dụ dỗ trẻ ăn, trẻ có thể hiểu nhầm về đồ ăn.
  • 7

    Giữ bình tĩnh

    Giữ bình tĩnh khi con bạn mắc lỗi. Thái độ khuyên bảo nhẹ nhàng sẽ có hiệu quả hơn việc la hét, có thể khiến nhiều trẻ em - đặc biệt là thanh thiếu niên có xu hướng phản kháng.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]