Mẹo 'né' gà thải loại

Gà thải loại, dáng ủ rũ, mắt lờ đờ, không sáng như gà khỏe mạnh. Bạn thử khua tay hay gây tiếng động gà chỉ mở mắt yếu ớt.

0

Chỉ dùng làm thức ăn chăn nuôi

Tại những trại gà ở Trung Quốc, gà đẻ đã khai thác hết trứng, gà bệnh, gà có dị tật bẩm sinh… đều được xếp vào loại thải loại. Loại gà này, sau khi khai thác hết trứng, thường bị thải ra để cho lớp gà tơ thế chỗ. Thông thường, thịt của loại gà thải loại, được các trại nhập cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Loại thịt này được băm nhỏ, trộn với nhiều hợp chất khác, sau đó được xuất sang các nước châu Âu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là dùng làm thức ăn cho chó. Không chỉ có ở Trung Quốc, nước xuất khẩu gà lớn trong khu vực châu Á là Hàn Quốc cũng xử lý gà thải loại theo hình thức tương tự.

Mặc dù, có giá thành rất rẻ, nhưng người tiêu dùng nội địa của Trung Quốc hay Hàn Quốc không ăn loại thịt gà này vì rất nhiều lý do. Thứ nhất, loại gà thải loại thường trải qua nhiều lần đẻ trứng, nên thịt gà rất dai, không hợp khẩu vị của người tiêu dùng. Thứ hai, gà đẻ chỉ dùng để khai thác trứng, nên họ không chú ý đến chất lượng thịt, có thể trong quá trình nuôi, họ tiêm thuốc kích thích tạo trứng vào gà. Vì thế, mới có cái giá nhập khẩu rẻ gần như cho không vào nước ta như vậy. Khi ăn phải loại gà này, các chất tồn dư như kháng sinh có thể làm giảm sức đề kháng của người tiêu dùng, dị ứng nếu người ăn dị ứng với kháng sinh, gây ra kháng thuốc, kháng kháng sinh ở người.

Cho dù việc trộn hormon tăng trọng đã bị cấm nhưng có thể người chăn nuôi vẫn lén lút sử dụng, vì thế, trong vật nuôi lâu năm có thể có dư lượng từ các chất tăng trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hormon của con người… Ngoài ra còn nhiều chất gây ung thư, tim mạch… có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người.

Gà lậu tuồn qua đường biên giới Lạng Sơn. Ảnh: Dân Việt

Một bác sỹ thú y lâu năm cho biết: Bình thường gà nuôi được khoảng 5 đế 6 tháng thì có thể đẻ trứng. Nếu cho ăn thức ăn chưa có thuốc kích đẻ trứng thì đẻ 50 – 60%. Tức đàn có 100 con thì đẻ 50 – 60 quả/ngày. Nhưng cho thuốc thì đẻ với tỉ lệ 80 – 90%.

Khi gà bắt đầu đến giai đoạn đẻ trứng sẽ được người nuôi cho ăn thức ăn trộn thuốc theo tỉ lệ nhất định. Nếu đàn gà tốt, có thể để đẻ liên tục 1 năm, nếu không chỉ nửa năm.

Theo bác sỹ này, trong quá trình nuôi, người nuôi còn cho gà uống kháng sinh Sulfamid giúp gà dự phòng và chống được bệnh tật.

Kháng sinh này phổ rộng nên dự phòng và chữa nhiều bệnh như tụ huyết trùng, hen suyễn của gà…

Điều nguy hiểm là khi gà đó được bán ra thì dù trong thịt vẫn có dinh dưỡng nhưng có chất độc, chất dẫn độc, kháng sinh. Ăn vào thì người cũng quen thuốc, vi khuẩn quen thuốc. Khi bị bệnh cấp, dùng kháng sinh chữa sẽ khó khỏi.

Trong gà có chất kích độc, khi ăn gà sẽ ăn luôn chất này và nguy cơ bị ung thư.

Cách nhận biết gà loại thải

1. Dáng gà thải ủ rũ, mắt lờ đờ, không sáng như gà khỏe mạnh. Bạn thử khua tay hay gây tiếng động gà chỉ mở mắt yếu ớt.

2. Gà càng đẻ nhiều càng… béo, lông kém mượt và rụng nhiều. Nếu gà bị nhốt trước đó vài ngày để “thanh lọc” cơ thể trước khi đưa ra thị trường thì sẽ có hiện tượng lông cổ gà rụng nhiều và da cổ sần sùi.

3. Mỏ thường bị cắt cụt để chúng không mổ lẫn nhau và mổ trứng, móng gà thường mọc dài hơn.

4. Hậu môn gà to và không có màu hồng như gà tơ, buồng trứng thâm đen.

5. Gà có da dày, nhăn nheo. Thịt gà luộc lên có màu trắng bệch, ăn rất dai. Đôi khi có lẫn mùi thuốc kháng sinh.

Theo PGS-TS Nguyễn Đang Vang, ăn gà đúng độ tuổi giết thịt, cơ thể có thể tiêu hóa chất đạm đến 90%. Ăn gà quá tuổi thì tỉ lệ này giảm còn khoảng 65%. Ngoài ra, do đẻ nhiều lứa, gà thải có hàm lượng mỡ trong thịt cao, ăn nhiều chắc chắn không tốt cho sức khỏe.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]