Mẹo ngăn ngừa táo bón ngày Tết

Ngày Tết có nhiều món ăn được làm từ thịt, gạo nếp, dầu mỡ rất dễ gây táo bón. Do vậy, để phòng tránh, bạn nên chú ý các loại thức ăn trong các bữa ăn.

15.6228

Dưới đây là những món ăn dễ gây táo bón, rối loạn tiêu hóa:

Bánh chưng: Bánh trưng ngày Tết thơm ngon của món bánh rất hấp dẫn. Tuy nhiên, bánh trưng và bánh tét đều được làm bằng nguyên liệu bột gạo nếp và thịt mỡ nên nếu ăn nhiều sẽ rất đầy bụng và khó tiêu. Để phòng tránh táo bón bạn không nên ăn quá nhiều bánh trưng.

Dưa hành: Nếu bạn bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa thì không nên thử món dưa hành. Dưa hành có chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn. Dù vậy, dưa hành muối là loại thực phẩm chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bánh kẹo, mứt các loại: Bánh ngọt, bánh xốp, bánh nướng hay kẹo và tất cả các chế phẩm từ đường có hàm lượng chất xơ thấp nhưng hàm lượng chất béo và đường lại cao.

Những loại đồ ngọt này có thể tăng nguy cơ chứng táo bón mãn tính. Bất kỳ ai ăn tráng miệng và đồ ngọt nhiều có khả năng cao mắc chứng táo bón.

Những món lẩu: Món lẩu dễ ăn nhưng rất dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Các nghiên cứu y học chứng minh rằng, ăn lẩu có nhiều cái hại, nhất là với phụ nữ đang mang thai. Món lẩu chưa chín kỹ có thể dẫn tới chứng giun sán. Việc ăn lẩu cũng có thể gây hại cho dạ dày và đường ruột. Bạn cũng nên đặc biệt tránh món lẩu cay vì vị cay dễ làm tổn thương dạ dày.

Cafein

Cafein khiến cơ thể tiết nước nhanh hơn và dẫn đến nguy cơ táo bón cao hơn. Tương tự, cà phê, socola và trà đen cũng nên tránh nếu không muốn chứng táo bón tìm gặp.

Trường hợp hấp thu quá nhiều lượng cafein cho phép trong cơ thể có thể dẫn đến các triệu chứng như tăng huyết áp, thở gấp và mất ngủ và tăng áp nhãn cầu.



Dinh dưỡng phòng ngừa táo bón

Ăn uống là một trong những nguyên nhân quan trọng gây táo bón. Một chế độ dinh dưỡng có hàm lượng chất xơ cao, uống đủ nước, thường xuyên vận động và tập thói quen đại tiện mỗi ngày là biện pháp phòng tránh táo bón hiệu quả nhất.

- Bổ sung chất xơ: Chất xơ có nhiều lợi ích: hút nước, nhờ thế thức ăn nở ra, gây cảm giác no bụng, kích thích lưu thông máu và nhu động ruột, tạo nền tảng thuận lợi cho sự phát triển của quần thể vi khuẩn có ích trong ruột. Một chế độ ăn có nhiều chất xơ sẽ giúp cho việc tạo khối phân, tăng tần xuất đi đại tiện, làm giảm thời gian lưu trữ phân trong ruột già và giảm độ cứng của phân, giúp tránh tổn thương trực tràng và hậu môn, phòng tránh táo bón. Chế độ ăn đủ chất xơ còn giúp giảm viêm ruột thừa do áp lực trong ruột, tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ, do giảm sự biến dạng của hậu môn trong quá trình đi đại tiện.

Đối với trẻ, cần tập cho trẻ em ăn rau và trái cây từ nhỏ; trẻ từ 6 tháng cần ăn bổ sung rau nghiền nhừ lẫn với bột hoặc cháo và uống nước trái cây ép. Khuyến khích trẻ ăn cả cái và nước khi trẻ đã mọc răng, có thể nhai được.

- Bổ sung thực phẩm giàu men tiêu hóa, nhất là sữa chua là nguồn bổ sung vi khuẩn lên men trong đại tràng, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dư thừa, tiêu diệt quần thể vi khuẩn gây, làm gia tăng trọng lượng phân và thúc đẩy nhu động ruột, tránh táo bón

- Uống đủ nước sẽ giúp cho làm mềm phân, phòng tránh táo bón. Hàng ngày phải đảm bảo đưa được một lượng nước khoảng 2 lít vào cơ thể bằng cách uống nước đun sôi để nguội, canh, cháo, súp, nước giải khát…Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi còn bú mẹ, ngoài các bữa bú nên cho trẻ uống thêm nước lọc, nước ép trái cây.

Đặc biệt, bạn cần hạn chế ăn các chất cay nóng như gừng, ớt, quế, các loại rau gia vị có tinh dầu nóng; các loại nước uống có chất kích thích như rượu, trà đặc, cà phê...
 
AloBacsi.vn
Theo VnMedia
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]