Mẹo nhỏ bỏ cà phê

Nếu cà phê không phù hợp với tình hình sức khỏe hoặc bạn đang muốn "cai" thì chúng tôi có một vài lời khuyên nho nhỏ.

0

Robynne Chutkan, bác sĩ tại khoa tiêu hóa thuộc trung tâm y tế trường đại học Georgetown, Washington, Mỹ cho biết: “Chất caffeine có xu hướng tăng nguy cơ ung thư thực quản với những người có thói quen uống cà phê nhiều hoặc thường xuyên.Loại bỏ caffeine giúp giảm các triệu chứng mất ngủ hay lo lắng, sự gia tăng các acid tiền tố gây bệnh, song nó cũng dễ khiến bạn cáu kỉnh, mệt mỏi và xuất hiện các cơn đau đầu."

Một số mẹo nhỏ sau có thể giúp bạn dễ dàng đưa caffeine ra khỏi thực đơn ăn uống:

Giảm dần đều

Như bất kì một điều kiện nào để “cai” cà phê, bạn phải cố gắng kiềm chế, cắt giảm lượng cà phê uống hàng ngày. Một chú ý là bạn nên uống theo trình tự giảm dần đều, “nói không” tuyệt đối với cà phê ngay tắp lự sẽ tạo cảm giác thèm thuồng, bứt rứt, và suy nghĩ không ngừng trong ngày dài làm việc.

Trước khi từ bỏ cà phê, bạn cần quyết tâm và nên lập kế hoach cụ thể vì sự thay đổi sẽ tác động lên cơ thể và tâm trạng của bạn. Bạn nên cố gắng duy trì thực hiện những thói quen ăn uống mới để dần thay thế thói quen cũ.

Tìm sản phẩm thay thế

Trên thực tế, các loại cà phê được quảng cáo không caffeine vẫn chứa lượng caffeine nhất định (2 – 25 mg mỗi cốc, cà phê thông thường chứa nhiều hơn hoặc bằng 100 mg mỗi cốc). Tuy nhiên, nó cũng là đồ uống giúp bạn giảm dần đều và thay thế ban đầu cho cà phê.

Bạn cũng có thể tìm sản phẩm thay thế như loại nước hoa quả nào đó bạn thích, sôcôla, các loại trà thảo dược, thậm chí là một cốc nước ấm… để cà phê không còn là lựa chọn tối ưu.

Dùng thuốc nếu cần thiết

Các cơn nhói đau đầu, có thể kéo dài nhiều ngày, là triệu chứng thường thấy khi bạn không nạp caffeine đầy đủ vào cơ thể. Lúc này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bạn nên chú ý nếu lạm dụng  aspirin và ibuprofen (thuốc kháng viêm không chứa xteroid), axit có điều kiện gia tăng trong thực quản, gây kích thích dạ dày, dễ dẫn đến loét. Tylenol (acetaminophen) được khuyến cáo tốt hơn, nếu bạn không gặp các vấn đề về gan. Quan trọng bạn nên đến gặp bác sĩ để có những chỉ dẫn thuốc và lời khuyên tốt nhất.

Uống đủ nước cho cơ thể

Một cốc nước, bất kể ấm hay lạnh, là phương pháp tuyệt vời để tạm biệt nỗi nhớ cà phê. Tay bạn vẫn có thói quen cầm cốc và uống một thứ gì đó, nhưng không phải là cà phê. Có thể bạn sẽ thấy mình ít tỉnh táo hoặc khó tập trung khi không có caffeine, tuy nhiên, uống nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể tốt hơn.

Tập thể dục

Các hoạt động thể chất tự nhiên sẽ chống lại mệt mỏi khi cơ thể không được đáp ứng caffeine. Đồng thời, tập thể dục giúp cơ thể giải phóng các endorphins – chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau hiệu quả và tăng cường sức khỏe.

Chế độ ăn uống khoa học

Tạm biệt cà phê nghĩa là bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, các thức ăn khó tiêu hóa sẽ khiến dạ dày quá tải và làm bạn buồn ngủ, đi kèm là chứng ợ hơi khó chịu. Bổ sung các chất xơ giàu carbohydrate trong trái cây, rau và ngũ cốc… đồng thời thiết kế các bữa ăn phù hợp trong ngày để bạn tránh được mệt mỏi, cảm giác đói hay thèm ăn, uống phát sinh.

Ngủ đủ giấc

Vũ khí tốt nhất chống lại cơn buồn ngủ chính là caffeine. Ngủ ít, ngủ muộn, giấc ngủ không đảm bảo… chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị quyến rũ trở lại bởi cà phê. Xây dựng các thói quen lành mạnh cho giấc ngủ sâu, chất lượng sẽ giúp bạn tỉnh táo trong suốt ngày hôm sau.

Tham gia các hoạt động khác

Yoga, thiền định, massage và các bài tập thư giãn khác làm cơ thể nhẹ nhàng, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa stress và giúp bạn tránh xa được caffeine nhanh chóng và thoải mái.

AloBacsi.vn
 Theo Phí Minh Tân - Đẹp online
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]