Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu hết phù nề

Phù nề là bệnh xảy ra do sự tích tụ của chất lỏng bên trong các mô. Triệu chứng này phổ biến hơn trong thai kỳ do bà bầu thường tích nhiều nước trong cơ thể.

15.6046

Báo Tri thức trẻ cho biết, theo các bác sĩ sản khoa thì sự gia tăng chất lỏng bổ sung này là rất cần thiết để giúp người mẹ "làm mềm" cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể "nở rộng" ra để đáp ứng nhu cầu lớn lên của em bé.

1. Nguyên nhân gây phù nề

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này đã gây nên hiện tượng phù nề cho bà bầu.

Theo các bác sĩ sản khoa thì sự gia tăng chất lỏng bổ sung này là rất cần thiết để giúp người mẹ "làm mềm" cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể "nở rộng" ra để đáp ứng nhu cầu lớn lên của em bé.

Chất lỏng bổ sung này cũng giúp khớp xương chậu và các mô tế bào giãn ra khi em bé chào đời, nó chiếm khoảng 25% trọng lượng tăng thêm trong thời gian mang thai.

Phù nề có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng nó thường phổ biến ở tháng thứ 5 và tăng lên vào 3 tháng cuối thai kỳ.

2. Nguyên nhân gây phù phổ biến nhất

- Đứng lâu.

- Chế độ ăn ít kali (Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm).

- Tiêu thụ nhiều caffein.

- Ăn nhiều natri (muối).

- Làm việc vất vả.

- Thời tiết nóng bức.Có một điều các mẹ bầu nên biết là phù nhẹ là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai, tuy nhiên nếu bị phù đột ngột ở tay và mặt thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bị phù đột ngột.

Theo Khám phá, phù nề là chứng bệnh xảy ra do sự tích tụ của chất lỏng bên trong các mô. Triệu chứng này phổ biến hơn trong thai kỳ do phụ nữ mang bầu thường tích nhiều nước trong cơ thể. Chất lỏng thông thường tích tụ nhiều ở chân, tay và gây sưng phù khó chịu.

Bà bầu thường hay bị phù nề ở chân

Phù nề thường xảy ra từ tháng thứ 5 của thai kỳ ở những bộ phận như bàn chân, mắt cá chân, mặt, tay... Để giảm cảm giác khó chịu do triệu chứng này gây ra mẹ bầu nên học những "chiêu" nhỏ dưới đây:

4. Bí quyết giúp mẹ bầu hết phù nề

Nên đọc

Hạn chế ăn mặn

Cắt giảm lượng muối và thức ăn mặn trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ khiến cơ thể không bị giữ nước. Mẹ bầu cũng nên tránh những đồ ăn nhanh để giảm nguy cơ bị sưng phù.

Uống nhiều nước

Uống 8-10 ly nước mỗi ngày không hề khiến mẹ dễ bị phù nề như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Ngược lại, việc làm này giúp cách mạch máu trong cơ thể dễ lưu thông và giảm triệu chứng phù nề khó chịu.

Nằm gác chân lên cao

Một cách nữa để giảm triệu chứng phù nề khi mang thai là mẹ cần chú ý khi nằm nên đặt chân lên cao một chút. Mẹ cũng nên tránh đừng lâu một chỗ hơn 20 phút mà nên đi lại nhẹ nhàng.

Tránh xa sức nóng

Vào mùa hè nóng nực, mẹ sẽ dễ bị phù nề hơn nên hay tìm những chỗ râm mắt hay bể bơi để cơ thể được thoải mái nhất.

Chườm lạnh

Khi bị phù nề, chườm lạnh lên chân, mắt cá chân 10-15 phút mỗi ngày cũng giúp giảm sưng phù hiệu quả.

Đi bơi

Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày cũng giúp mẹ bớt bị phù nề. Những môn thể thao lý tưởng cho mẹ bầu là yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng.

Tránh đi giầy cao gót

Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát và tránh đi giầy cao gót là những cách giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu đồng thời hạn chế nguy cơ bị sưng phù. Mẹ cũng nên hạn chế việc đi tất để chân được thoáng mát.

Ăn uống đủ dưỡng chất

Ăn uống lành mạnh, đủ các loại rau quả, trái cây luôn được khuyến khích với các mẹ bầu để có sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, mẹ nên chọn những thực phẩm giàu potassium, rất có lợi cho việc giảm chứng phù nề.

Thuốc tham khảo: Elevit

Giảm 92% rủi ro các bệnh liên quan đến ống thần kinh như tật nứt đốt sống cho bà bầu & thai nhi.

Thuốc Elevit cũng giúp bà bầu ngăn ngừa thiếu chất sắt hữu hiệu và hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện bộ não thai nhi.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]