Món ăn, bài thuốc từ hẹ

Giadinh.net - Theo đông y, hẹ có vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm, được dùng để chữa các chứng đau tức ngực, nấc cụt, nôn mửa, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu.

15.5832

Hẹ còn được dân gian gọi với nhiều tên khác như cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo…Theo đông y, hẹ có vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm, được dùng để chữa các chứng đau tức ngực, nấc cụt, nôn mửa, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu. Hạt hẹ có tác dụng tráng dương, bổ can thận. Hẹ rất dễ trồng, giá rẻ, phù hợp túi tiền của người lao động, vì vậy trong các món ăn thường ngày nên dùng hẹ và chế biến với các loại thực phẩm khác như giá chẳng hạn, vừa rẻ vừa bổ mà chỉ cung cấp ít calo nên hẹ còn là một loại thực phẩm giúp giảm béo rất tốt.

Món ăn dân giã từ hẹ:

Canh hẹ nấu với thịt hoặc với đậu hủ non ăn rất mát có thể chữa được các chứng rôm sảy, mụn nhọt, nóng bứt rứt trong người, cảm cúm, ho hen, sốt, cơ thể nhiễm độc, chảy máu cam do huyết nhiệt.
 

Canh hẹ nấu đậu.

Cọng hẹ và bông hẹ xào với thịt bò giúp nhuận trường, thanh nhiệt, mát huyết

Các bài thuốc từ hẹ:

Chữa ho: lá hẹ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, uống ba lần trong ngày, mỗi lần 5ml.

Chữa suyễn cấp: hẹ tươi nấu lấy nước uống.

Chữa tiểu đường: củ hẹ 150g, thịt sò 100g. Nấu chín, nêm gia vị, có thể ăn thường xuyên. Bài thuốc này còn chữa chứng đổ mồ hôi trộm.

Chữa di mộng tinh, xuất tinh sớm, 1/2kg hẹ tươi, giã lấy nước, uống hai lần trong ngày, liên tục trong một tuần.

Chữa gan nhiễm mỡ: 200g hẹ ăn mỗi ngày, kéo dài trong một tháng.

Chữa lỵ amib, nấu canh hẹ ăn mỗi ngày.

Chữa giun kim ở trẻ con: lấy rễ hẹ sắc nước uống.

Ngoài ra nước sắc hẹ còn tốt cho phụ nữ có thai đau bụng hoặc bị choáng váng sau khi sinh.              

Cầu Tú

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]