Một cách nhìn về lòng khoan dung

Cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn ăn khách người Hà Lan Arthur Japin - "In Lucia's Eyes" - là sự khám phá những mảng tối về sự khoan dung của người Hà Lan từ cái nhìn của một một người phụ nữ Italy.

15.6042

Hà Linh - 

Trong một cuộc phỏng vấn với trang BBC News nhân dịp cuốn tiểu thuyết được phát hành tại Anh, nhà văn cho biết cuốn sách của ông có nhiều mối liên hệ với cuộc đời của nhà văn, nhà thám hiểm, nhà ngoại giao người Italy Giacomo Casanova.

Japin là một người Hà Lan nhưng ông có những mối liên hệ chặt chẽ với nước Italy. In Lucia's Eyes là một câu chuyện được sáng tác dựa trên những hồi ký của Casanova. Cuốn hồi ký kể mối tình đầu của nhà thám hiểm tài hoa này với một phụ nữ Italy, vốn là một cô gái thôn quê xinh đẹp nhưng sau đó trở thành một gái điếm hạng sang tại Hà Lan.

Nhà văn cho biết: "Điểm xuất phát của tôi là ở đó. Tôi muốn biết một cô gái trong trắng thuần túy là nông dân như thế đã trở thành một cô gái lầu xanh như thế nào. Và tại sao người con gái ấy lại đánh mất mình như thế?".

Dựa trên những nhận xét từ ghi chép của Casanova, Japin tưởng tượng ra nhân vật một phụ nữ thông minh, sắc sảo vượt hơn hẳn tất cả những gì người ta có thể mong đợi từ xuất thân hèn kém của cô.

Cuốn tiểu thuyết bắt đầu từ những ngày Lucia, nhân vật chính còn sống trong một trang trại ở Venice, nơi cô đang có những ngày tháng yên bình. Sau một sự cố bất hạnh xảy ra, Lucia quyết định rời xa Casanova và tìm cho mình một con đường riêng. Lucia gia nhập vào một tổ chức dạy nghề của những người phụ nữ có học ở Bologna nhưng sau đó cuộc đời đưa đẩy khiến cô trở thành một gái điếm hạng sang tại Hà Lan.

Từ đất nước Hà Lan, nơi nhân vật chính đang phải sống những ngày tháng tủi nhục này, tác giả đưa ra những nhận xét bất ngờ nhưng cũng đầy chua cay của nhân vật chính về con người và mảnh đất Hà Lan lúc bấy giờ.

"Khoan dung hoàn toàn không giống như là chấp nhận hay chịu đựng. Ở một khía cạnh nào đó chúng thậm chí còn đối nghĩa nhau. Khoan dung gần với một sự kìm nén tình cảm thật của mình một cách khôn ngoan".

"Nếu bạn chấp nhận một ai đó ngang hàng với mình, bạn sẵn lòng giang rộng vòng tay ôm ấp người ta một cách vô điều kiện. Nhưng nếu bạn đang khoan dung cho ai đó thì nó có nghĩa bạn xem người ta là như mối phiền phức, như một vết thương khó chịu, như một mùi hương khó ngửi đeo đẳng lấy mình, và bạn sẽ muốn vứt bỏ nó đi ngay lúc nào có thể".

"Sự khoan dung là một mối hiểm họa được che đậy bằng một cái mặt nạ đẹp đẽ, bởi cái sự khoan dung ấy có thể trở mặt ngay bất cứ lúc nào".

"Nếu một người nói rằng họ có thể chấp nhận bạn như chính con người bạn vốn có thì có nghĩa là người đó đã phải hạ mình mà chiếu cố cho bạn rất nhiều".

Những suy nghĩ như thế của Lucia xuất hiện đầy rẫy trong tác phẩm, phản ảnh những suy tư của chính nhà văn.

Cuốn sách được bắt đầu viết năm 2003, khi đất nước Hà Lan đang bị cuốn vào những cuộc tranh cãi xung quanh sự phát triển của những cộng đồng Hồi giáo ở nước này.

(Nguồn: BBC)

 
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]