Một cách “phế võ công” virus thủy đậu

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể đóng vai trò trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh thủy đậu do nó khử hoạt tính của các virus gây bệnh trên da, theo trang tin Top News.

15.5995

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học London (Anh) nhận thấy bệnh thủy đậu ít phổ biến hơn ở những khu vực có mức tia tử ngoại cao.

Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định các yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm và thậm chí các điều kiện sống cũng có thể giữ vai trò nói trên.

Virus gây bệnh thủy đậu (có tên khoa học là varicella-zoster) cực kỳ dễ lây. Dù nó có thể lây qua các cơn ho và hắt hơi trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, nguồn lây lan chính của nó là tiếp xúc với các vùng và nốt mụn rộp mọng nước.

Theo tiến sĩ Phil Rice, trưởng nhóm nghiên cứu, lâu nay ánh nắng mặt trời được biết đến là có tác dụng khử hoạt tính của virus, và điều này lý giải vì sao bệnh thủy đậu không phổ biến và rất khó lây từ người này sang người khác tại những quốc gia ở vùng nhiệt đới.

Ông đã kiểm tra dữ liệu của 25 cuộc nghiên cứu trước đó về virus varicella-zoster ở một loạt quốc gia khắp thế giới và so sánh những dữ liệu này với các yếu tố khí hậu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên kết rõ ràng giữa lượng tia tử ngoại và nguy cơ nhiễm virus nói trên.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Virology.


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]