Một số bệnh khoa học chưa thể lý giải

Y học ngày càng phát triển, các nhà khoa học ngày càng phát hiện thêm nhiều căn bệnh mới và những hiện tượng kỳ lạ. Phần lớn những chứng bệnh đó đều có các phương pháp điều trị. Song, vẫn còn một số chứng bệnh lạ mà khoa học chưa thể lý giải.

15.6061

Y học ngày càng phát triển, các nhà khoa học ngày càng phát hiện thêm nhiều căn bệnh mới và những hiện tượng kỳ lạ. Phần lớn những chứng bệnh đó đều có các phương pháp điều trị. Song, vẫn còn một số chứng bệnh lạ mà khoa học chưa thể lý giải.

Chứng nấc không kiểm soát

Đó là chứng bệnh lạ lùng mà chàng sinh viên 25 tuổi Christopher Sands đã mắc phải trong suốt hai năm qua mà không có cách nào chữa trị. Các bác sĩ đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị chứng nấc phổ biến nhất, đồng thời kết hợp với các phương pháp chữa nấc của Đông y và Tây y, song đều không mang lại hiệu quả.

Người mắc chứng nấc không kiểm soát

Thông thường thì nấc là một hiện tượng khá phổ biến xảy ra do liên quan đến hoạt động không đều của cơ hoành. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó tự biến mất, hoặc bằng cách tác động như uống nhiều nước, xoa bóp cơ thể, tập yoga... Song điều kì lạ của chứng bệnh nấc ở bệnh nhân Christopher là việc chứng nấc của anh không thể dừng lại, mà liên tục kéo dài trong nhiều tiếng đồng hồ, có thể lên tới 14 giờ liên tục. Chứng bệnh này đã gây ra khá nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt và các hoạt động bình thường của bệnh nhân. Christopher thậm chí không thể ăn, uống, ngủ và làm việc như một người bình thường bởi chứng nấc kì lạ của mình.

Người phụ nữ không thể mở mắt

Đó là chứng bệnh kì lạ ở cô gái có tên là Natalie Adler, sống tại thành phố Melbourne - Australia. Khi mắt cô có hiện tượng buồn ngủ và hai mí mắt bắt đầu nặng trĩu lại, Natalie có thể biết trước là cô sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho việc mắt cô sẽ bị nhắm chặt lại và không thể nhìn thấy gì trong suốt 3 ngày liên tiếp sau đó. Hiện tượng này chỉ kết thúc sau 3 ngày, và sau khoảng thời gian đó, mắt của Natalie mới có thể mở lại và nhìn được mọi thứ như bình thường. Chứng bệnh lạ này đã kéo dài trong suốt 4 năm, và hầu hết các nhà khoa học hàng đầu thế giới đều chưa thể xác định được nguyên nhân của bệnh.

Các bác sĩ điều trị cho Natalie đã thử tiêm botox (một chất hóa học kích thích có tác dụng làm thư giãn các cơ xung quanh vùng mắt) nhằm giúp bệnh nhân có thể điều khiển mắt mở ra, song, vẫn không thể mang lại kết quả.

Người đàn ông không có cảm giác lạnh

Đó là trường hợp của một người Hà Lan tên là Wim Hof. Anh đã được ghi tên vào danh sách kỷ lục của thế giới với khả năng chịu lạnh phi thường. Wim Hof có thể chịu được thời tiết giá lạnh lên tới âm mấy chục độ C trong nhiều giờ mà không mặc quần áo trên người.

Wim Hof có khả năng chịu lạnh phi thường.

Vào tháng 1 năm 1999, Wim Hof đã chạy bộ vượt qua quãng đường băng dài hơn 16km ở Bắc Cực, và lập kỷ lục Guinness với thành tích lặn ở độ sâu 80 mét dưới mặt băng. Nghiên cứu về khả năng chịu lạnh kì lạ của người đàn ông được mệnh danh là "người băng" (iceman) này, các nhà khoa học thiên về giả thuyết cho rằng, khả năng chịu lạnh của Hof là do cơ thể anh có khả năng kiểm soát phản ứng của vùng não chức năng. Do đó, thông tin chuyển tới não bị sai lệch, khiến cảm giác lạnh bị mất đi.

Cậu bé không ngủ

Đó là trường hợp của cậu bé người Mỹ 4 tuổi tên là Rhett Lamb. Theo như lời kể của mẹ bé Lamb, thì cậu bé này thức trọn vẹn gần như 24 tiếng trong ngày và hiện tượng này đã kéo dài suốt từ khi cậu bé được sinh ra cho tới nay. Gia đình bé Lamb đã đưa bé tới bác sĩ và cậu bé được các bác sĩ chẩn đoán là đã mắc phải một chứng bệnh lạ có tên khoa học là dị tật chiari. Ở những bệnh nhân bị mắc phải chứng bệnh hiếm có này, não của họ bị chèn và bị dồn về phía  tủy sống sau khu vực gáy. Điều này cũng đồng thời khiến cho các chức năng não kiểm soát giấc ngủ, khả năng nói chuyện, các hoạt động của hệ thần kinh, hoạt động của hệ tuần hoàn... bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để điều trị chứng bệnh này, tiến sĩ Marie Savard - người phụ trách nhóm nghiên cứu về chứng bệnh của bé Rhett cho biết: họ sẽ phải tiến hành phẫu thuật mở rộng xương hộp sọ để lấy không gian cho não phát triển. Vấn đề là việc phẫu thuật này không hề đơn giản, thậm chí là một phẫu thuật mạo hiểm và tỷ lệ mang lại giấc ngủ thành công cho bệnh nhân chỉ là 50/50.

Chứng bệnh "người mưa"

Thật khó có thể hình dung được thế giới có thể tồn tại những con người vừa là thiên tài, song cũng đồng thời là những người kém phát triển. Tuy nhiên, đây lại là chứng bệnh có thực mà một số ít người trên thế giới đã mắc phải. Kim Peek là một công dân Mỹ sinh ngày 11/11/1951 tại thành phố Salt Lake.
“Người mưa” Kim Peek.
 
Ở vào tuổi 35, ông phát hiện ra rằng bản thân mình có thể nhớ được một cách chuẩn xác rất nhiều thông tin đa dạng khác nhau, chẳng hạn như Peek có thể nói chính xác một ngày ngẫu nhiên trong một tuần bất kì nào. Ông đã đọc các tập lịch ghi lại thời gian biểu của các đoàn tàu, số điện thoại tương ứng với số địa chỉ ... của một số thành phố tại Mỹ. Song đặc biệt hơn cả, ông có khả năng ghi nhớ chúng rất lâu, thậm chí có thể tự chép lại đúng y bản cũ mà ông mới chỉ nhìn qua. Mặc dù vậy, với nội dung của các cuốn tiểu thuyết, thì khả năng ghi nhớ này của Kim Peek lại không thể phát huy được. Ngoài ra, đi kèm với khả năng ghi nhớ thiên tài này, các nhà khoa học còn phát hiện thấy Kim Peek chỉ có khả năng tư duy của một đứa trẻ. Ông không thể tự làm nhiều việc mà một người trưởng thành có thể làm, thậm chí là những việc đơn giản nhất. Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về khả năng đặc biệt của Kim Peek, song họ đã không thể lý giải được. Năm 1988, trường hợp của Kim Peek đã được các đạo diễn để ý và dựng thành bộ phim khoa học viễn tưởng có tên "Rain man" (Người mưa).
Diệu Hoa
(Theo ABC News Medical Unit March, 2009)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]