Muốn trở thành lãnh đạo tốt, hãy là một người biết lắng nghe

Bạn sẽ không thể thu hút và sử dụng được nhân tài nếu không biết được họ đang thực sự muốn gì. Tweet

15.8379

Ảnh minh họa.

Khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, bạn không cần phải biết cách chính xác cách làm bất cứ việc gì. Ví dụ, nếu đang lên kế hoạch tổ chức một sự kiện cho công ty. Bạn không cần “vắt óc” suy nghĩ về các khâu tổ chức, bạn không phải chuyên gia thiết kế. Bạn chỉ cần nhìn xem cái gì là tốt và sau đó tìm những chuyên gia tài năng thiết kế theo ý tưởng của bạn.

Trên cương vị của một nhà lãnh đạo, bạn cần phải có cái nhìn tổng thể, chọn lựa được những nhân tài và sắp xếp cho họ công việc phù hợp.

Một trong những cách hiệu quả nhất để thu hút và sử dụng đúng được nhân tài là biết lắng nghe họ. Sau đó, họ sẽ chăm chỉ làm việc cho bạn ngày này qua ngày khác, việc của bạn chỉ là hỗ trợ họ tất cả các nguồn lực có thể để phục vụ công việc. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể đạt được mục đích kể trên nếu như không biết được họ đang thực sự muốn gì.

Một người biết lắng nghe luôn có cơ hội trở thành một lãnh đạo giỏi bởi rất nhiều lý do. Một ông chủ biết lắng nghe nhân viên có được những lợi thế sau:

- Đoán biết trước được những vấn đề xảy ra và giải quyết chúng.

- Cho nhân viên thấy được bạn thật sự quan tâm tới họ, điều này sẽ xây dựng cho nhân viên niềm tin và sự trung thành với tổ chức.

- Một kênh giao tiếp sáng tạo để bạn trao đổi và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho nhân viên.

- Duy trì được mối quan hệ giao tiếp hiệu quả khiến công việc kinh doanh hoạt động trơn tru hơn.

Vấn đề này đã được CEO, tác giả Mark Goulston nhắc đến trong cuốn sách: Just Listen: Discover the Secret to Getting Through to Absolutely Anyone (Tạm dịch: Chỉ cần lắng nghe: Khám phá bí mật giúp bạn vượt qua bất cứ ai).

Cuốn sách đã ghi rõ những mẹo giúp nâng cao khả năng lắng nghe để cải thiện các mối quan hệ của bạn.

Đào sâu hơn các cuộc hội thoại

Sau khi ai đó kết thúc cuộc nói chuyện, hãy cố nghĩ lại những gì họ đã nói và cố gắng phát triển tiếp cuộc hội thoại: “Hãy nói nhiều thêm nữa, gợi thêm nhiều cảm xúc và sự thú vị cho buổi trò chuyện”.

Đưa mệnh đề "nhưng" vào câu hỏi không thể

Trong một số tình huống giao tiếp với nhân viên, có thể xảy ra đoạn hội thoại sau:

"Tôi có thể hỏi một câu hỏi giả thuyết được không?". Nếu họ đồng ý, bạn sẽ đưa ra câu hỏi tiếp theo: "Điều gì nhanh chóng tạo ra thành công nhưng khó thực hiện trong công ty của chúng ta?".

Với câu hỏi theo kiểu “đường vòng” như vậy, bạn đã bỏ qua việc đưa ra các gợi ý trong trí tưởng tượng của đối phương và dẫn họ đến thói quen kết thúc với câu trả lời "có" hoặc "không". Hậu quả là cuộc đối thoại sẽ có đoạn kết không mong muốn, thậm chí với thái độ tiêu cực của người nhân viên.

Hãy để nhân viên nói với bạn trước những gì họ cho là không thể và nếu có thể, có cách nào để tránh những trở ngại đó, sau đó hãy hỏi họ: "Tôi hiểu, nhưng chúng ta có thể làm gì để đạt được điều đó?".

Hãy đặt câu hỏi để người trả lời "lấp các khoảng trống"

Khi bạn đặt cho ai đó một câu hỏi, rất có thể nó sẽ ghi sâu vào tiềm thức của người đó nhiều lần nếu họ không thích điều đó. Tuy nhiên, nếu bạn đưa ra câu hỏi dạng "điền vào chỗ trống", người đó sẽ cảm thấy hợp tác hơn.

Vì thế, thay vì hỏi: “Mục tiêu trong quý này của bạn là gì?” bạn hãy hỏi “Mục tiêu trong quý này của bạn là…”. Con người có xu hướng muốn được “điền vào chỗ trống” bởi họ có cảm giác được đóng góp vào nội dung câu nói mà bạn đưa ra.

Hãy hỏi: Tôi có thể làm gì để trở nên tốt hơn?

Nên tập trung vào tương lai hơn là nói về những gì đó đã xảy ra. Để đạt được hiệu quả từ điều này, bạn có thể nói: “Trong tương lai, tôi thực sự muốn trở thành ông chủ tốt hơn dưới cái nhìn của bạn. Để làm được điều đó, tôi sẽ hoàn thiện và tiếp tục phát triển những điều tích cực và bỏ qua những điều tiêu cực".

Không dừng lại khi khách hàng nói “không”

Khách hàng có thể lảng tránh bạn mặc dù không thẳng thắn nói “không”. Thực tế nếu bạn không nghe thấy từ “không” có thể bởi vì bạn đã không hỏi đủ.

Đôi khi, trong kinh doanh từ “có thể” không được định nghĩa. Vì thế, hãy luôn tiếp tục đặt câu hỏi dù bạn đã gián tiếp hay trực tiếp bị từ chối.

Ví dụ, nếu một ai đó nói với bạn rằng họ không thích thú với phần mềm của công ty bạn, hãy cố nói với họ: "Liệu có phải tôi đã đưa ra một vấn đề gì quá khó hoặc sai lầm trong cách truyền tải tới bạn hay không?". Khi người khách hàng đó trả lời, bạn đã chiến thắng và có cơ hội mở rộng thêm cuộc thảo luận, và hoàn toàn hy vọng có thể nhận được câu trả lời "có".

Theo Tri Thức Trẻ

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]