Năm bệnh hiếm bác sĩ không giải thích nổi

(VTC News)

0
Chỉ cần bạn đột nhiên ra những khẩu lệnh ngắn gọn cho họ như “quẳng bia đi” hoặc “hất ghế đi”, thậm chí là “đánh cái thằng kia đi”, là hầu như họ đều ngoan ngoãn tuân theo.




Bệnh ngủ vùi

Bạn sẽ làm gì khi người thân bị cảm nặng, mấy ngày sau bệnh tình còn tệ hơn, toàn thân cô ấy lạnh toát như tượng, lòng mắt trắng nhợt, miệng méo xệch như muốn la hét?

Mặc dù rất tỉnh táo song cơ thể họ hầu như bất động 

Cứ như vậy, cô ấy nằm bất động trên giường bệnh. Cuối cùng, tỉnh lại, bắt đầu có những cách cư xử thờ ơ lạnh lùng giống như bản sao của một người ngoài hành tinh đáng ghét vậy, sau đó nhìn người khác với ánh mắt rất gian hoặc công kích dữ dội người khác.     


Đây không phải là một cảnh nào đó trong bộ phim kinh dị, mà là một căn bệnh có thực phát sinh vào đầu thế kỉ 20, khiến cho các bác sĩ rất lúng túng. Nó được gọi là bệnh Ecko Nomo hay bệnh ngủ vùi. Bệnh ngủ vùi lan thành bệnh dịch trên thế giới tiếp theo sau bệnh cúm Tây Ban Nha, không ai biết nó từ đâu đến và rồi sẽ đi tới đâu.

Người bệnh lúc đầu thấy đau họng, rơi vào ảo giác và rối loạn thần kinh mà vô cùng đau đớn, cho đến khi cả thân người không còn động đậy gì được nữa. Nạn nhân trông cứ như đang ngủ, nhưng ý thức của họ lại cực kì minh mẫn, chỉ riêng người không nhúc nhích được. Rất nhiều người đã bị chết trong thời đoạn này, còn những người hồi phục thì không bao giờ chấm dứt ác mộng. 


Những người may mắn sống sót sau khi bị bệnh ngủ vùi, suốt quãng đời còn lại đều luôn  gặp rất nhiều phiền phức trong hành động. Cả nam giới lẫn phụ nữ đều trở nên bạo lực và còn có những cử chỉ kì quặc.


Ngoài ra, họ còn trở nên vô cảm, không nhận biết được chính xác sự vật, như không thưởng thức được vẻ đẹp nghệ thuật. Mười năm sau khi bệnh dịch này hoành hành, đột nhiên không còn phát hiện thấy có ca bệnh mới nào nữa.


Đã trôi qua gần một thế kỉ, các bác sĩ vẫn chưa biết được rút cuộc là do nguyên nhân nào đã dẫn đến. Thế là nảy sinh một giả thuyết: Có tồn tại một loại vi khuẩn gây đau họng rồi kế đến dẫn tới một dạng phản ứng miễn dịch nào đó, phản ứng miễn dịch này có thể hủy hoại một cấu trúc nào đó trong não.  


Người Pháp nhảy nhót


Các bác sĩ tâm thần đã lựa chọn cái tên “nhảy loạn của người Pháp xứ Maine” để miêu tả bệnh này, do George Miller Beard phát hiện lần đầu tiên ở miền bắc xứ Maine năm 1878.

Họ thường xuyên nhảy nhót rất li kì 

Khi ấy, Beard chú ý đến biểu hiện khác thường của rất nhiều công nhân đốn củi Canađa hậu duệ người Pháp ở khu vực này, họ nhảy nhót và la hét giống như những đứa bé bị quá khích.


Li kì hơn cả là, chỉ cần bạn đột nhiên ra những khẩu lệnh ngắn gọn cho họ như “quẳng bia đi” hoặc “hất ghế đi”, thậm chí là “đánh cái thằng kia đi”, là hầu như họ đều ngoan ngoãn tuân theo.


Có những người bệnh bắt chước ngôn ngữ của người khác (nhại lời người khác một cách vô thức), điều này đã khiến cho người ta tin rằng, nếu không phải là họ bị mắc hội chứng Tourette, thì bản thân họ chính là một chú vẹt khổng lồ đội lốt người.


Chứng gật đầu

Khoảng vào năm 2010, một căn bệnh bí ẩn xuất hiện ở miền đông Châu Phi đã thu hút sự chú ý của giới y học. Nó được gọi là chứng gật đầu: Nạn nhân sẽ gật đầu không tự kiểm soát được, cứ như bị đắm chìm hoàn toàn vào một điệu hát huyền diệu nào đó, song chỉ họ mới nghe thấy được.


Tanzania là nơi đầu tiên có báo cáo về chứng gật đầu vào năm 1960, nhưng khi ấy dường như chẳng ai chú ý đến sự việc này. Gần đây, căn bệnh này đã hồi sinh, và có xu hướng lan truyền với một tỉ lệ nhất định. Mặc dù số ca bệnh là rất lớn, nhưng các bác sĩ vẫn còn hiểu biết rất ít về nó.  

Ngoài làm cho người ta cứ gật đầu liên tục ra, căn bệnh này còn làm cho trẻ nhỏ chậm phát triển. Có thể nhận thấy, những người mắc bệnh này thường trở nên bị suy dinh dưỡng. Lý do là họ mải gật đầu liên tục, rất khó để ăn.  


Chứng tiêu chảy Brainerd


Tên gọi căn bệnh này bắt nguồn từ tên một thị trấn nhỏ ở Minnesota là Brainerd, đây là nơi đầu tiên phát hiện thấy căn bệnh.


Các triệu chứng điển hình ở những người bệnh là mỗi ngày họ bị tiêu chảy 10-20 lần, thường kèm theo buồn nôn, chuột rút và mệt mỏi.
Và rồi căn bệnh tiếp diễn tới 1 năm.

Từ năm 1983, đã có 8 lần báo cáo về sự bùng phát chứng tiêu chảy Brainerd, trong đó có 6 lần xảy ra ở Mĩ. Lần bùng phát đầu tiên là nặng nhất, có 122 người bị tiêu chảy kéo dài 1 năm.


Ngoài ra, không có thông tin gì khác về các triệu chứng, nhưng có một vài bằng chứng cho thấy nếu ăn những thức ăn chua được làm chín hoặc uống sữa tươi sẽ có khả năng mắc bệnh, song các bác sĩ vẫn chưa có kết luận cuối cùng.  

Chứng bệnh ma cà rồng


Bệnh này còn gọi là rối loạn chuyển hóa porphyrin. Bệnh nhân phải trải nghiệm qua nhiều triệu chứng giống nhau: Lợi teo dần rồi mọc răng nanh, da tiếp xúc với nắng sẽ bị bỏng rộp, chỉ có thể chữa trị cho họ bằng cách truyền máu.

 

Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin  không giống như những nhân vật trong các câu chuyện về ma cà rồng mà ta nghe kể từ nhỏ, tuy nhiên khi bị mắc căn bệnh này sẽ đi đại tiện có màu tím, khi đi ra phân tím có thể sẽ còn bị đau bụng dữ dội.


Các nhà khoa học lưu ý tới, 20% người bệnh được giám định có đột biến gen, 80% không có đột biến, và họ cũng chỉ biết hoài nghi trước kết quả này.






Tâm Tâm

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]