Năm "nguyên tắc vàng" giúp trẻ phòng bệnh

GiadinhNet - Những tháng đầu năm dịch sởi bùng phát mạnh mẽ và có những diễn biến phức tạp, nhất là các tỉnh miền Bắc. Số ca mắc sởi phải nhập viện và tử vong tăng cao.

15.6018
Trong khi tại các tỉnh phía nam, bệnh thủy đậu cũng có dấu hiệu lây lan mạnh. Đã có không ít trường hợp trẻ phải nhập viện điều trị thủy đậu với những biến chứng nặng nề. Vậy làm thế nào để giúp trẻ phòng tránh bệnh sởi, thủy đậu nói riêng và các bệnh lây qua đường hô hâp nói chung.

Để giúp trẻ có thể phòng bệnh một cách chủ động, bố mẹ cần lưu ý bốn điểm quan trọng sau:

1.     Tiêm phòng đầy đủ

2.      Cách ly với nguồn bệnh

3.      Chú ý Vệ sinh cá nhân

4.      Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

5.      Chủ động Tăng cường sức đề kháng của trẻ

Tiêm phòng đầy đủ
 
Cho đến nay, tiêm phòng vacxin vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất giúp cơ thể có đáp ứng miễn dịch với virus gây bệnh. Theo thống kê Vacxin có tác dụng (đáp ứng miễn dịch) từ 85% - 95 % đối với virut bệnh sởi, 98% - 100% đối với virus gây bệnh thủy đậu. Vì thế các bậc cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng theo hướng dẫn của bộ y tế. Thực hiện tiêm phòng vacxin sởi mũi một cho trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ khi trẻ được 1tuổi tiêm 1 mũi, nếu trẻ trên 12 tuổi thì tiêm 2 mũi (cách nhau 6 - 8 tuần).

Cách ly với nguồn bệnh

Trong khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh là mọt biện pháp an toàn giúp ngăn chặn lây lan. Không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc  nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Không nên đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.

Nếu trẻ bị bệnh cần cách ly với những trẻ khác, cho trẻ nghỉ học để tránh lây nhiễm sang các trẻ khác. Điều trị tại nhà theo khuyến cáo của thầy thuốc hoặc cho trẻ nhập viện điều trị nếu trẻ có dấu hiệu tăng nặng, biến chứng.
 
Sản phẩm có chứa thymomodunlin có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Chú ý vệ sinh cá nhân:

Thực hiện cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, trước và sau khi đến lớp, sau khi ra ngoài. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Thực hiện vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ, rửa mũi họng và nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý natri 9‰.

Người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cũng cần vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, thay quần áo khi đi ở ngoài về, hạn chế thơm hôn trẻ.

Thay giặt đồ thường xuyên, đảm bảo vệ sinh nhà của sạch sẽ, thông thoáng.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
 
Không cho trẻ ăn kiêng, đa dạng hóa khẩu phần ăn, cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho trẻ, tăng cường bổ sung thực phẩm giầu vitamin đặc biệt là vitamin A, C

Bổ sung thực phẩm chứa kẽm, cho trẻ uống nhiều sữa, nước. Đặc biệt có thể cho trẻ uống nước cam, bưởi, cà rốt….

Chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ
 
Bên cạch các biện pháp trên, các bậc cha me cần chú ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ một cách chủ động. Cho trẻ vận động vừa sức, tại nơi thoáng mát, Bổ sung các chất đã được chứng minh có tác dụng tăng cường đề kháng như kẽm, thymomodulin…

Kẽm giúp phát triển, duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Lượng kẽm cần thiết cho trẻ trong một ngày là 7mg, kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng gà, thịt gà, sò, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành.

Thymomodulin đã được các Viện nghiên cứu trên thế giới chứng minh có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, tăng cường chức năng các tế bào miễn dịch, kích thích tủy xương sản sinh kháng thể, thúc đẩy thành lập phức hợp miễn dịch sản sinh các kháng thể miễn dịch một cách tự nhiên; giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, nâng cao khả năng phòng bệnh của trẻ (nhất là với trẻ em sau khi cai sữa, trẻ em có thể trạng yếu) trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…

Theo immukid.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]