Nâng cao hiệu quả truyền thông

GiadinhNet - Từ năm 1993, một số địa phương đã bắt đầu triển khai tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai (TTXHPTTT) và đã đạt được những kết quả quan trọng.

15.6186

Phụ nữ huyện Sa Thầy - Kon Tum đăng ký khám, tư vấn chăm sóc SKSS. Ảnh: PV

 
Tại Kon Tum, do điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên đến đầu năm 2012, ngành dân số mới triển khai TTXH hai loại PTTT là viên uống tránh thai liều thấp kết hợp và bao cao su nhãn hiệu Night Happy tại địa bàn các xã, phường, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi và có nhu cầu sử dụng PTTT phi lâm sàng.

Hình thành kênh phân phối cộng đồng

Chi cục DS-KHHGĐ  Kon Tum đã tổ chức mạng lưới TTXH sản phẩm này từ tỉnh xuống cơ sở; thiết lập kênh phân phối sản phẩm tiếp thị xã hội. Trong đó, Chi cục DS-KHHGĐ là đầu mối chính điều hành.

Ở cấp huyện, bộ phận thực hiện TTXH PTTT gồm lãnh đạo và cán bộ thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ. Trách nhiệm của cấp huyện là chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã, phường, thị trấn triển khai bán PTTT; tiếp nhận PTTT từ Chi cục DS-KHHGĐ và phân phối cho cấp xã; lồng ghép tuyên truyền công tác TTXH PTTT trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, điều hành việc triển khai tại cấp xã...

Tại cấp xã, đội ngũ cán bộ chuyên trách và các cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, làng hình thành kênh phân phối cộng đồng tiếp thị xã hội. Cán bộ chuyên trách lập danh sách cụ thể đối tượng có nhu cầu sử dụng PTTT tiếp thị xã hội, phân công cộng tác viên và bản thân đến từng hộ gia đình giới thiệu, tuyên truyền, vận động, tư vấn về PTTT tiếp thị xã hội; hướng dẫn TTXH PTTT đến từng cộng tác viên thôn, làng; tiếp nhận PTTT tiếp thị xã hội từ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố và phân phối đến cộng tác viên để tiếp thị.

Đa dạng hóa truyền thông

Để triển khai hoạt động TTXHPTTT có hiệu quả, Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố bước đầu đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức rộng khắp trên địa bàn...

Đội ngũ cán bộ chuyên trách và các cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, làng sử dụng các hình thức truyền thông tư vấn cộng đồng, tư vấn trực tiếp, tư vấn nhóm... để giúp cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là các đối tượng không thuộc diện được cấp miễn phí phương tiện tránh thai thay đổi thái độ, hành vi và chấp nhận chi trả một phần khi sử dụng phương tiện tránh thai. Mặc dù đội ngũ cán bộ tham gia công tác TTXH PTTT đã có nhiều cố gắng trong triển khai, tuy nhiên công tác này còn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân là do hoạt động này mới được triển khai tại địa phương, công tác truyền thông, tiếp thị còn hạn chế nên ít được người sử dụng biết đến và chấp nhận. Bên cạnh đó phần lớn đối tượng đã quen với việc sử dụng PTTT được cấp miễn phí 100%.

Trong thời gian tới, để người dân biết và chấp nhận sử dụng PTTT qua kênh tiếp thị xã hội, đòi hỏi ngành dân số phải tăng cường nguồn lực để đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động bằng nhiều hình thức; đồng thời tổ chức tập huấn để trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiếp thị xã hội cho mạng lưới làm công tác DS-KHHGĐ ở các tuyến.
 
Hiện nay trên thị trường đ cỉ sản phẩm bao cao su và viên uống tránh thai hiệu Night Happy- đây là một lựa chọn tối ưu dành cho các cặp vợ chồng vì sản phẩm này tuyệt đối an toàn và giá cả rất phải chăng. Bao cao su Night Happy với nhiều loại hương hấp dẫn, phù hợp với mọi đối tượng. Hai sản phẩm này do Ban Quản lý mĩ hnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai (Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đnh) và Night Happy đang thực hiện tiếp thị x hội tại 63 tỉnh, thành, nhằm đa dạng hóa các phương tiện trnh thai an toàn phục vụ nhu cầu của khách hàng
 
Nguyễn Thịnh
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]