Nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần

Ngày sức khỏe Tâm thần thế giới là ngày nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần; thúc đẩy cuộc thảo luận mở đối với các rối loạn tâm thần và kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ, công tác nâng cao tuyên truyền, chăm sóc, phòng chống và điều trị bệnh tâm thần trên toàn thế giới…

15.6005
Ngày sức khỏe Tâm thần thế giới là ngày nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần; thúc đẩy cuộc thảo luận mở đối với các rối loạn tâm thần và kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ, công tác nâng cao tuyên truyền, chăm sóc, phòng chống và điều trị bệnh tâm thần trên toàn thế giới…

Tác động lớn đến sức khỏe thể chất

Năm nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy Ngày sức khỏe Tâm thần 10/10 với chủ đề "Sức khỏe tâm thần người cao tuổi". Theo thống kê của WHO số người trong độ tuổi từ 60 trở lên là hơn 800 triệu người. Người cao tuổi đang phải đối mặt với các thách thức sức khỏe đặc biệt. Nhiều người cao tuổi đang bị mất đi khả năng sống một cách độc lập vì họ bị hạn chế về vận động, yếu về thể chất hoặc các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần khác mà đòi hỏi phải có sự chăm sóc lâu dài. Trong đó có khoảng 15% người cao tuổi có rối loạn tâm thần.

Các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi thường gặp là trầm cảm, mất trí, lạm dụng rượu... Đặc biệt trầm cảm và lạm dụng rượu làm tăng nguy cơ tự tử: người cao tuổi chiếm 25% tất cả các trường hợp tự tử trên toàn thế giới. Các rối loạn tâm thần người cao tuổi chưa được phát hiện điều trị nhiều so với thực tế. Khi các triệu chứng rối loạn tâm thần nặng thì mới được gia đình đưa tới các cơ sở y tế.

 Thúc đẩy quá trình lão hóa lành mạnh để cải thiện sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi. Ảnh: H. Hà

Sức khỏe tâm thần có một tác động lớn về sức khỏe thể chất. Nếu vừa bị đái tháo đường, vừa bị trầm cảm có liên quan với việc giảm tuân thủ điều trị, giảm kiểm soát trao đổi chất, tỷ lệ biến chứng cao hơn, giảm chất lượng cuộc sống, tăng sử dụng dịch vụ y tế và các chi phí, gia tăng khiếm khuyết và giảm năng suất lao động, tăng nguy cơ tử vong. Người có các bệnh thực thể như bệnh tim mạch, đái tháo đường, hen, khớp có tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở những người khỏe mạnh.

Thúc đẩy quá trình lão hóa lành mạnh

Sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi có thể được cải thiện thông qua thúc đẩy sự lão hóa lành mạnh và tích cực và các yếu tố kinh tế xã hội, giải quyết các bất bình đẳng về y tế, bất bình đẳng giới. Các hình thức chống lại sự lão hóa tích cực được gọi là "chủ nghĩa tuổi tác" cần phải được thay đổi. Thái độ của "chủ nghĩa tuổi tác" coi người cao tuổi là dễ đổ vỡ, không thể làm việc, yếu về thể lực, chậm về tâm thần, không có khả năng hoặc vô dụng như rào cản phân chia giữa người trẻ và người cao tuổi, cản trở sự tham gia của người cao tuổi vào các hoạt động xã hội. Sự phân biệt đối xử do vấn đề tuổi tác có tác động tiêu cực đến phúc lợi của người cao tuổi.

Lão hóa là một quá trình từ từ và có nhiều việc có thể làm để cải thiện sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi. Sự tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa, các mối quan hệ cá nhân chặt chẽ và sức khỏe thể chất tốt là các yếu tố then chốt. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng và các dịch vụ xã hội cần nhạy cảm và hỗ trợ với các hiện tượng lạm dụng người cao tuổi. Sự phân tuyến kỹ thuật và giám sát chặt chẽ của các cơ sở chức năng là các chiến lược bổ sung quan trọng để các dịch vụ được cung cấp tốt hơn cho cộng đồng người cao tuổi trong xã hội.

Thúc đẩy phong cách sống lành mạnh trong cộng đồng dân cư nói chung, bắt đầu từ nhóm trẻ tuổi với các chiến lược như tăng cường các hoạt động thể chất và tinh thần, phòng chống thuốc lá, phòng ngừa sử dụng rượu bia một cách có hại, phát hiện và điều trị sớm các bệnh không lây có thể góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi.

Huy động sự vào cuộc của các ban ngành chức năng, các tổ chức trong việc thực hiện các chiến lược nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi.
Minh Hiền
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]