Nắng nóng, coi chừng đột quỵ

(SKGĐ) Nắng nóng có thể nguy hiểm và dẫn bạn nhanh chóng tới con đột quỵ hơn cả bệnh tim mạch.

15.5845

Không có bệnh vẫn đột qụy

Đến bây giờ, gia đình anh Nguyễn Văn Nam vẫn còn hoang mang khi nhớ lại ngày “ra đi” của anh. Hôm đó, anh Nam, 20 tuổi, làm việc trên công trường tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) quá 11h trưa, trời nắng chói chang, nhiệt độ ngoài trời lên tới 430C. Anh đã ngất xỉu bất tỉnh ngay tại công trường. Toàn thân anh ướt sũng mồ hôi nhưng phần đầu thì lại khô và nóng. Nhịp thở của anh không đều và nhịp tim khá yếu. Đo nhiệt độ nách tại chỗ, nhân viên y tế đo được là 410C. Trên đường đi cấp cứu, anh đã được nhân viên y tế cho truyền dịch và trợ lực tim. Nhưng đều không có kết quả, anh đã tử vong. Người thân và bạn bè của anh đều thấy thương tiếc, áy náy, day dứt vì anh không hoàn toàn không có bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường hay bệnh mạch máu não; anh qua đời chỉ tiếp xúc với nắng nóng quá cao dẫn tới đột quỵ.

Đây là tình trạng mất ý thức đột ngột không do chấn thương so não, không do bệnh lý nội khoa mà do nắng nóng gây ra với điều kiện người bệnh không thức tỉnh trước 24h. Bệnh xảy ra khi thân thiệt tăng quá cao, vượt ngưỡng 400C.

Áo chống nắng có thể làm tăng đột quỵ

Nguyên nhân gây ra đột quỵ khi tiếp xúc dưới trời nắng là nhiệt độ của môi trường quá cao truyền nhiệt vào cơ thể. Nếu bạn đang lao động thì cơ thể càng sinh nhiệt  dẫn tới sự cộng hưởng càng làm cho thân nhiệt tăng nhanh, vượt ngưỡng chịu đựng. Khi đột quỵ do nóng, bệnh nhân rất dễ tử vong hệ thần kinh rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, trung tâm nhận thức, hô hấp, tuần hoàn gây bị ức chế dẫn tới ngừng tim, ngừng thở. Đột qụy do nóng thường xảy ra với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, người yếu vì khả năng điều khiển của hệ tim mạch kém. Nhưng y văn đã từng ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do nắng nóng ở người trẻ, khỏe mạnh như anh Nam hoặc các vận động viên, lính đánh thuê.

Đột qụy do nóng rất dễ xảy ra vào những ngày nắng nóng, khi nhiệt độ ngoài trời bắt đầu từ 370C trở lên, và khung giờ 11-15h thì rất nhạy cảm. Môi trường thiếu không khí càng làm tăng nguy cơ đột quỵ vì nóng. Những chiếc áo chống nắng rất có ích nhưng bạn chọn loại khó thấm mồ hôi thì càng khiến bạn dễ đột quỵ. Nguyên nhân là áo chống nắng không thoát mồ hôi sẽ dễ làm tăng thân nhiệt vì không thoáng khí.

Vì vậy bạn phải chọn phương tiện cá nhân che mát thông thoáng như mũ rộng vành, nón,áo chống nắng bằng cotton. Đồng thời những ngày nắng nóng, bạn nên uống đủ, cứ khoảng 1h lại uống nước một lần khoảng 100ml.

Chớ nhầm trúng gió

Nhiều người lầm lẫn đột quỵ vì nắng nóng với trúng gió, cảm nóng nên chỉ đánh gió, đưa đi cấp cứu chậm dẫn tới tử vong. Nếu có những dấu hiệu sau, bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu:

- Nạn nhân mất ý thức, không nhận thức được xung quanh hoặc kích thích la hét, giãy giụa.

- Thở yếu, nhịp tim yếu.

- Toàn thân lõng bõng mồ hôi, vùng mặt, đầu cổ thì da khô nóng.

- Có thể có co giật.

- Nhiệt độ ngoài da đo ở nách trên 40 độ C, đo ở dưới lưỡi trên 40 độ C, đo ở trực tràng trên 40 độ C.

BS. Yên Lâm Phúc

Học viện Quân y

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]