Nên làm gì với thói quen cắn móng tay của trẻ?

Cắn móng tay là một thói quen không trừ bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5902
  • 1

    Một thói quen thường gặp

    Khoảng 1/3 số trẻ và rất nhiều người trưởng thành đã và đang cắn móng tay. Cắn móng tay là một tín hiệu cho thấy sự căng thẳng thần kinh và sự can thiệp kịp thời của người lớn là cần thiết để thói quen đó không tiếp diễn.

  • 2

    Nguyên nhân

    -  Có thể ngay trong bản tính của trẻ đã ẩn chứa trạng thái thần kinh này.

    -  Trẻ bị trách móc, quấy rầy hay đánh đòn quá nhiều.

    -  Trẻ cảm thấy mình không có khả năng đáp ứng được sự mong đợi của cha mẹ.

    -  Bản thân cha mẹ cũng căng thẳng, bồn chồn, khó tính.

    -  Trẻ chứng kiến trong cuộc sống hay trên tivi những cảnh tượng, hình ảnh khiến chúng lo lắng.

    Loại bỏ các nguyên nhân gây căng thẳng chính là điều kiện tiên quyết để thành công trong việc nói “không” với thói quen này.

  • 3

    Nên đưa ra ví dụ

    Đây cũng là một cách tốt nhất để giúp trẻ. Không ít tình huống trẻ lý luận khiến người lớn “cứng lưỡi”: “Con cũng giống mẹ đấy, con thấy mẹ cũng cắn móng tay”. Hay “ Tại sao con phải ngừng cắn móng tay. Bố đã từng hứa bao lần không hút thuốc nhưng có làm được đâu”. Nếu bạn rơi vào một trong những tình huống đó, tại sao không đưa ra một chương trình hành động chung cho cả nhà. Một bà mẹ có những móng tay xinh xắn, được chăm sóc tốt sẽ là một tấm gương để trẻ học tập, bắt chước làm theo.

  • 4

    Nhận thức và thư giãn

    Bài tập cho tay: Khép bàn tay rồi nắm thật chặt trong khi đếm từ 1-10 thật chậm, rồi thả lỏng đột ngột. Làm lại 3 lần cho đến khi trẻ cảm nhận được sức nóng và trong bàn tay.

    Bài tập cho miệng: Môi và răng mím thật chặt, hít sâu qua mũi sau đó thả lỏng đột ngột bằng cách thở ra, môi hé nhỏ. Làm lại 3 lần.

    Cuối cùng thực hiện đồng thời cả hai bài tập trên.

  • 5

    Giúp trẻ nhận ra vấn đề

    - Tác dụng tiêu cực của cắn móng tay: bàn tay không đẹp, móng tay bị đau và thật chẳng mỹ quan chút nào khi trẻ liên tục cắn móng tay. (Nếu cần, có thể cho trẻ đứng trước gương và chỉ cho trẻ thấy hành động đó thật là xấu).

    - Kiểm tra trẻ cắn móng tay ra sao và vào lúc nào. Sự hỗ trợ của cha mẹ là rất cần thiết bởi hành động này thường diễn ra một cách vô thức. Hoặc là trẻ cắn móng tay do căng thẳng vì xem tivi, khi chúng mệt mỏi, bồn chồn lo lắng. Hoặc có thể khi bé làm bài, học vẽ do một tay quá rảnh nên tiện đưa vào miệng.

    - Không trách mắng trẻ: giúp trẻ hiểu rằng bố mẹ luôn ở bên cạnh và muốn giúp bé.

  • 6

    Thay đổi tình huống

    - Trẻ thường cắn móng khi một bàn tay đó nhàn rỗi. Tại sao không khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động cần dùng tới cả hai tay (nặn tượng, cắt giấy, dán hình, thêu, may…).

    - Để một đồ vật nào đó (khi bé vẽ…) như bóng mềm, một chiếc khăn thấm mồ hôi...) vào bàn tay không rảnh rỗi.

    - Nhu cầu cần có một cái gì đó trong miệng có thể được chấp nhận tạm thời trong thời gian “cai”, có thể dùng đến các loại kẹo ngậm ít đường, kẹo cao su không đường (nếu trẻ đủ lớn)….

    - Bố mẹ có thể đề nghị một cử động thay thế: khi trẻ bắt đầu muốn cắn móng tay hoặc sắp làm việc đó, đề nghị trẻ ngồi đè lên cả hai tay và đếm từ 1-10. Hoặc xé một chút giấy vụn, nắm thật chặt thành ghế hay đơn giản hơn là tập bài tập thả lỏng tay và miệng (ở trên).

  • 7

    Củng cố và nêu lý do

    - Nếu thấy trẻ chưa sẵn sàng, hãy chấp nhận sống chung với thói quen đó trong một thời gian ngắn. Ngay cả khi sẵn sàng, trẻ vẫn cần các hỗ trợ cũng như khuyến khích của người lớn.

    - Không quên cắt móng tay cho bé hàng tuần, chỉ cho bé thấy đôi tay xinh xắn lên từng ngày nhờ các tiến bộ (bằng chứng cụ thể nhất nếu có sự so sánh giữa hai bức ảnh chụp cận cảnh đôi tay trước và khi thói quen bị loại bỏ).

  • 8

    Thái độ nên tránh

    Người lớn cần thông cảm và hiểu rõ không phải ngày một ngày hai, trẻ có thể từ bỏ thói quen đó. Trách mắng, chế nhạo, nhắc nhở liên tục, nặng hơn là các hình thức trừng phạt sẽ không mang lại ích lợi gì. Trái lại, nó củng cố ý nghĩ trong trẻ cho rằng, mình không đáp ứng được các mong đợi của cha mẹ, cho dù là việc nhỏ nhất. Nó sẽ đẩy các căng thẳng lên cao, vốn là nguyên nhân của việc cắn móng tay, khiến vấn đề trở nên trầm trọng (một số trẻ, khi ở trong bồn tắm hay trên giường chuyển sang cắn móng chân).

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]