Nên lọc nước theo cách hấp phụ, sinh học hay cực tím?

Các loại máy lọc nước trên thị trường hiện nay chủ yếu lọc theo ba phương pháp chính là lọc hấp phụ, lọc sinh học và lọc bằng tia cực tím. Mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và hiệu quả sử dụng phụ thuộc nhiều ở nguồn nước đầu vào.

15.5785

Nên lọc nước theo cách hấp phụ, sinh học hay cực tím?

Các loại trên thị trường hiện nay chủ yếu lọc theo ba phương pháp chính là lọc hấp phụ, lọc sinh học và lọc bằng tia cực tím. Mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và hiệu quả sử dụng phụ thuộc nhiều ở nguồn nước đầu vào.

Người sử dụng cần chú ý đến chất lượng nguồn nước nơi mình ở để có thời gian thay lõi lọc mới thích hợp.

Hấp phụ: Lọc nhanh, thay nhanh

Theo TSKH Trần Xuân Nhị, Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các loại máy lọc bằng phương pháp hấp phụ có ưu điểm là tốc độ lọc nhanh, máy có thể thiết kế với kích thước gọn nhẹ. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp lọc này là hiệu quả lọc và tuổi thọ lõi lọc phụ thuộc vào nguồn nước. Các hóa chất độc hại, kim loại nặng, chất hữu cơ... khi theo dòng nước đi qua hệ thống lọc hấp phụ sẽ bị giữ lại, dần dần tích tụ, bám dày lên bề mặt vật chất lọc. Khi đã "ăn no", lõi lọc không thể "nạp" thêm các chất này được nữa và nước vẫn chảy qua nhưng không có tác dụng lọc.

Đó là chưa kể tới nguy cơ vi sinh vật có trong nước bám lâu ngày trên bề mặt vật chất lọc bị thối rữa làm bẩn dòng nước chảy qua. Người sử dụng cần chú ý đến chất lượng nguồn nước nơi mình ở để có thời gian thay lõi lọc mới thích hợp, chứ không nên chờ đến thời gian hạn định như gợi ý của nhà sản xuất.

Sinh học: Lọc nhiều mới tốt

Lọc sinh học là phương pháp sử dụng vi sinh vật để triệt tiêu các chất bẩn trong nước. Các hóa chất độc hại như amoni, nitrit... các chất hữu cơ lơ lửng sẽ là nguồn dưỡng chất nuôi vi sinh vật làm thức ăn hoặc năng lượng. Do đó, dòng nước chảy qua càng nhiều, công suất lọc càng lớn, vi sinh vật càng phát triển dồi dào và hiệu quả lọc càng tốt. Điều đặc biệt là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa này là khí trơ N2 hoặc CO2 bay vào môi trường, chứ không bám vào bề mặt vật liệu lọc. Điều này khiến cho vật liệu lọc không bị nhiễm bẩn trở lại và càng sử dụng nhiều thì hiệu quả lọc càng ổn định.

Tuy nhiên, TSKH Trần Văn Nhị cho biết, hạn chế của phương pháp lọc này là kích thước thiết bị khá lớn. Do thời gian xử lý của vi sinh vật rất chậm nên quá trình chuyển hóa các chất không thể nhanh như phương pháp hấp phụ, nên đòi hỏi phải sử dụng nhiều vật liệu. Hơn nữa, vi sinh vật phải lựa chọn kỹ càng từ nguồn vi sinh vật bản địa để đảm bảo hiệu quả lọc an toàn.

Tia cực tím: Không lọc bẩn

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, chuyên gia về máy lọc nước, khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, về lý thuyết tia cực tím có khả năng diệt khuẩn cao, bởi có bước sóng ngắn được tính bằng nanomet có khả năng xuyên qua vi khuẩn và tiêu diệt các vi sinh vật, vi khuẩn này. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng diệt khuẩn được đến đâu, dù có nơi quảng cáo lên đến 99,9% vi khuẩn, cần dựa vào các yếu tố như công suất của bóng đèn tia cực tím đó, lượng nước chảy... Ví dụ, một bóng đèn cực tím có công suất 60W đòi hỏi tốc độ dòng nước chảy qua phải dưới 20 lít/giờ.

Nhưng nếu chảy đúng vận tốc này thì quá trình lọc lại quá chậm khiến người dùng không đủ nước để dùng, nên nhà sản xuất có xu hướng điều chỉnh tốc độ nhanh hơn, làm mất cân đối với công suất bóng đèn, dẫn đến hiệu suất thấp. Về phía người dân cũng khó có thể xác định được công suất đó đã phù hợp chưa mà chỉ biết dựa vào công bố tiêu chuẩn của chính nhà sản xuất...

TSKH Trần Văn Nhị cũng khẳng định tia cực tím có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn chứ không diệt được các chất bẩn độc hại, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước... Hơn nữa, tia cực tím khi chiếu xuống nước bị hấp thụ rất nhanh bởi các chất bẩn trong nước. Do đó, để tia cực tím có tác dụng thì điều kiện tia chiếu phải chậm và lớp nước cần khử khuẩn phải mỏng.

Theo Thu Na
Bee.net.vn

Tổng hợp

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]