Nên và không nên làm gì khi đi ngoài nắng về?

Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cao, nếu tắm ngay, ngồi điều hòa nhiệt độ quá thấp sẽ làm thân nhiệt thay đổi đột ngột gây đột quỵ.

15.6144

Sau khi vừa ra ngoài nắng hay vận động mạnh ra nhiều mồ hôi, chúng ta đều muốn tìm ngay những biện pháp giúp làm mát cơ thể và giải khát, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách có thể gây ra những hậu quả lâu dài vô cùng nguy hiểm.

1. Những việc không nên làm khi đi ngoài nắng về

Không nên uống nước đá

Sau thời gian đi ngoài trời nắng, bạn có cảm giác thèm một cốc nước mát lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát. Tuy nhiên, đây là thời điểm không thích hợp để uống các loại nước trên bởi chúng có thể gây hại cho cơ thể. Lí do là vì trong nước lạnh, các phân tử đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bào.

Do đó sau khi uống, cơn khát vẫn không được giải quyết. Về lâu dài, thói quen này sẽ khiến cơ thể không đủ nước cung cấp cho hoạt động của các tế bào. Uống nước đá trong lúc vã mồ hôi là một thói quen thường mắc phải của nhiều người.

Mặc dù đã bắt đầu sang thu nhưng vẫn còn những trận nắng nóng khó chịu

Không nên uống rất nhiều nước liền một hơi

Khi đi ngoài nắng, mồ hôi thoát ra nhiều, gây cảm giác khát nước. Tuy nhiên, về nhà uống nước một hơi, đặc biệt là nước lạnh để thỏa mãn cơn khát tức thì sẽ khiến tim đập nhanh hơn, gây loạn nhịp, hơi thở ngắt quãng, ra mồ hôi lạnh. Nghiêm trọng hơn, hành động này có thể dẫn đến viêm họng, gây kích thích không có lợi cho dạ dày.

Không nên đặt quạt điện sát người

Nhiều người có thói quen đặt quạt điện sát người và thổi thẳng vào người trong thời gian dài khiến mồ hôi bốc hơi rất nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt, còn phần da không có gió, mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ ngoài da tương đối cao, mạch máu da giãn rộng... Điều này khiến cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, bị đau đầu, váng đầu, toàn thân bứt rứt... Nặng hơn là bị trúng gió, hội chứng vai gáy, cần phải có bác sĩ điều trị.

Việc giải nhiệt cho cơ thể phải được làm đúng cách để không làm hại sức khỏe

Không nên bật điều hòa nhiệt độ quá thấp

Việc di chuyển đột ngột từ môi trường có nhiệt độ cao sang môi trường có nhiệt độ thấp sẽ gây choáng cho cơ thể. Hơn nữa, khi vào phòng điều hòa nhiệt độ thấp, không đủ nhiệt độ để mồ hôi bốc hơi, mồ hôi dễ ngấm ngược lại gây ra cảm lạnh. Nguy hiểm hơn, việc các mạch máu bị co đột ngột dễ dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

Không nên tắm hoặc rửa mặt

Chúng ta đều mắc sai lầm khi làm điều này. Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thân nhiệt thay đổi đột ngột, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ. Không nên gội đầu hoặc rửa mặt khi vừa đi nắng về vì nó chỉ tạo ra cảm giác dễ chịu được một lúc và không lâu sau, đầu, mặt có thể sẽ nóng trở lại cùng chứng đau đầu.

2. Nên làm gì sau khi đi ngoài nắng về

Thời tiết nắng nóng giao mùa rất dễ khiến cơ thể mệt mỏi

Thay quần áo

Quần áo mặc khi ra ngoài đã thấm nhiều mồ hôi nên phải thay đồ ngay khi đi nắng về. Nên lựa chọn quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để tránh cơ thể bị cảm nắng.

Nghỉ ngơi khoảng 30 phút

Ngay khi đi nắng về cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau đó tắm rửa sạch sẽ giúp cho cơ thể luôn sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu. Không nên tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng khi đi nắng về vì có thể gây sốc nhiệt, đột quỵ. Trong quá trình tắm có thể áp dụng một số cách sau sẽ giúp giải nhiệt, xua tan mệt mỏi:

- Nhúng tay, chân vào nước mát để giúp cơ thể bớt nóng bức.

- Dùng khăn mềm bọc lấy viên đá lạnh chườm khắp cơ thể để được thư giãn.

- Sau khi tắm xong dùng khăn ẩm quàng lên cổ sẽ giúp hạn chế việc bốc hơi, làm mát cơ thể

Uống nước ấm hoặc đun sôi để nguội

Một điều mà mọi người không ngờ tới đó là nước hơi ấm hoặc đun sôi, để nguội có thể bù đắp lại lượng nước đã mất một cách nhanh chóng. Vì các đơn phân tử dễ dàng thẩm thấu vào tế bào nhanh hơn nước lạnh. Nên uống từ từ, từng hơi một để cơ thể tiếp nhận dần dần.

Bổ sung thực phẩm

Bổ sung thêm nước ép trái cây tươi hoặc một số loại nước có tác dụng giải nhiệt như: nước rau má, nước dừa, nước diếp cá, trà xanh…

Nên dự trữ một số lọaị hoa quả để ăn sau khi đi ngoài nắng về:

- Xoài: có chứa nhiều vitamin C giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể,  phòng ngừa cảm lạnh trong những ngày nắng nóng.

- Sữa có tác dụng hạ nhiệt, phòng ngừa hiện tượng thiếu nước, mệt mỏi do nắng nóng.

- Nước dừa cung cấp nhiều magie, kali, muối, đường có tác dụng giải nhiệt, chống nắng rất tốt.

- Dưa hấu có chứa nhiều axít glutamic, arginine, axít phosphoric, axít malic, muối, carotene, vitamin C… có khả năng chống nắng.

- Nước cam, nước chanh: chứa nhiều vitamin C, phòng ngừa và điều trị các hiện tượng như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi do nắng nóng.

- Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm mệt mỏi do nắng nóng.

Theo Vũ May - Sức khỏe và Đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]