Nếu không có xã hội hóa, bệnh nhân ung thư còn khổ dài dài

Tại Bệnh viện K nếu không có xã hội hóa thì người bệnh không được hưởng nhiều máy móc điều trị tốt vì tình trạng quá tải và máy nhà nước thì chỉ có 1.

15.6014
Người bệnh chờ khám tại Bệnh viện K trung ương.

Tại bệnh viện K cơ sở 1 ở Quán Sứ, những bệnh nhânn ở đây truyền tai nhau về việc được truyền xạ trịị bằng máy A, máy B, máy C với họ rất quan trọng. Theo ông Nguyễn Văn C. đang điều trịị tại đây thì ông “sợ” điều trị bằng máy A. Ông C. quê ở Lục Nam, Bắc Giang bị ung thư phổi. Ông kể bản thân mình cũng không rõ là máy A hay các máy khác khác nhau như thế nào mà chỉ biết người trước truyền tai người kia nên dù gì ông cũng cố gắng để được xạ trị bằng máy gia tốc C.

Ông C. cho biết để được truyền máy C, tất nhiên người bệnh phải trả thêm tiền. Còn bà Hoàng Thị H. bị ung thư vú đang điều trị tại cơ sở Quán Sứ cũng khẳng định cố gắng điều trị bằng máy B hoặc máy C. Bản thân bà cũng không rõ các máy này khác nhau như thế nào nhưng thấy mọi người bảo như thế thì cũng cố.

Mang băn khoăn của nhiều người bệnh, chúng tôi trò chuyện với bác sĩ Đặng Thế Căn – nguyên Phó Giám đốc bệnh viện K trung ương, ông Căn kể máy gia tốc A là máy xạ trị gia tốc được nhà nước cấp từ năm 2000 cho Bệnh viện K trung ương, đến nay tại cơ sở Quán Sứ thì máy này là máy xạ trị gia tốc đầu tiên được nhà nước cấp cho bệnh viện.

Trước đó, bệnh viện K chỉ sử dụng 3 maáy xạ trị cô ban. Máy này điều trị không thể tốt bằng máy gia tốc và chi phí thấp chỉ có 15 nghìn đồng/lượt. Tình trạng quá tải xạ trị của bệnh viện thực sự đáng báo động. Sau đó, bệnh viện tiến hành xã hội hóa.

Còn máy điều trị gia tốc B và C mà người bệnh truyền tai nhau là tốt, ông Căn cho biết đây là máy do doanh nghiệp bên ngoài lắp đặt và máy liên doanh nữa. Hai máy này nằm trong chương trình xã hội hóa của bệnh viện từ nhiều năm trước và cho đến nay hai máy này vẫn hoạt động hết công suất để phục vụ người bệnh.

Đánh giá về công tác xã hội hóa tại Bệnh viện K mấy năm về trước, bác sĩ Căn cho biết “thực sự xã hội hóa mang lại nhiều thay đổi cho bệnh viện nếu không có xã hội hóa thì người bệnh sẽ rất khổ khi quá tải và phải điều trị bằng máy xạ trị coban được cung cấp từ những năm 1996 của thế kỷ trước”.

Bệnh nhân được điều trị bằng máy A đóng ít tiền hơn nhiều so với bệnh nhân điều trị bằng các “máy xã hội hóa”, nhưng lại mất tới 2-2,5 tháng cho một đợt xạ trị, trong khi nếu thực hiện trên “máy xã hội hóa” thì thời gian một đợt điều trị được rút ngắn xuống còn 1-1,5 tháng. Thời gian chênh lệch tương ứng với thời gian hỏng máy vì máy A bao giờ cũng có tỉ lệ hỏng hóc cao hơn hẳn so với các loại máy xã hội hóa khác.

Ở Bệnh viện K từ những năm 2008 – 2009, các lãnh đạo bệnh viện đã cho rằng phải đẩy mạnh xã hội hóa để người bệnh có thể được hưởng lợi ích từ công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, đằng sau đó, xã hội hóa cũng mang lại nhiều nhược điểm rõ rệt. Hạn chế mà ai cũng nhìn thấy đó là tình trạng lạm dụng các chiếu chụp và xét nghiệm. Đối với chụp CT, các bác sĩ thường lạm dụng chỉ định và không công nhận kết quả của nhau khiến người bệnh tốn kém hơn, nếu có BHYT thì người bệnh vẫn mất thêm nhiều chi phí.

Các kết quả xét nghiệm thậm chí cách nhau vài ngày cũng không được bác sĩ chấp nhận. Điều này ngay từ ngày trước các lãnh đạo đã lo lắng nhưng các doanh nghiệp họ đặt máy họ đặt nặng vấn đề thu hồi vốn. Họ tìm mọi cách để đẩy nhanh thời gian thu hồi vốn lên và chắc chắn họ có móc ngoặc với bác sĩ để rút ngắn thời gian thu hồi vốn và bằng cách này hay cách khác bác sĩ bao giờ cũng lạm dụng chỉ định của mình.

Ph. Thúy

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]