Ngăn ngừa căn bệnh ung thư bằng quả dâu dại

(VietQ.vn) - Nghiên cứu mới đây đăng tải trên Tạp chí Clinical Pathology của Mỹ cho thấy những trái dâu dại mọc ở những vùng đầm lầy, khu vực Đông của Bắc Mỹ, có thể có tác dụng trong thúc đẩy các liệu pháp trị ung thư.

15.5794

Trong bài viết, nhóm nhà khoa học, thuộc Đại học Southampton và Bệnh viện King’s College, London, cho rằng quả dâu dại có thể phát huy tác dụng khi hết hợp với các loại thuốc điều trị để diệt trừ nhiều tế bào ung thư hơn.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã dùng chiết xuất từ quả dâu dại thử nghiệm trên các mẫu ung thư tụy. Kết quả cho thấy sau khi chiết xuất dâu dại được sử dụng cùng với thuốc điều trị ung thư gemcitabine, nhiều tế bào ung thư đã bị diệt trừ hơn so với chỉ dùng thuốc.

 

Những trái dâu dại hay mọc ở những vùng đầm lầy, khu vực Đông Bắc của Mỹ. Ảnh minh họa

Từ đó, nhóm nghiên cứu tin rằng những hợp chất, có tên polyphenols, có trong những quả dâu dại chính là yếu tố làm giảm số lượng tế bào gây hại. Tuy vậy, những thử nghiệm của nhóm nghiên cứu mới chỉ được tiến hành trên những tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm.

Ông Henry Scowcroft, thuộc Viện nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh, cho rằng hiện còn quá sớm để kết luận rằng những chất hóa học chiết xuất từ quả dâu dại có tác dụng thực sự trong điều trị ung thư tuyến tụy.

“Điều cần thiết hiện nay là thử nghiệm tính hiệu quả của quả dâu dại, đặc biệt là thử nghiệm ở người. Các phương pháp đổi mới đang rất cần thiết để cải thiện điều trị cho những bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy”, ông Scowcroft nói.

Nhà khoa học Bashir Lwaleed - giảng viên lâu năm tại Đại học Southampton, đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi mới ở giai đoạn thử nghiệm. Chúng tôi cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ sự kết hợp giữa thuốc trị ung thư và quả dâu dại”.

Ung thư tuyến tụy là bệnh ung thư đặc biệt khó điều trị. Ung thư tuyến tụy có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số tất cả các loại ung thư nguy hiểm và là một trong số ít các căn bệnh ung thư mà những người sống sót không thể cải thiện sức khỏe về lâu dài trong 40 năm qua.

Giáo sư Sean Grimmond thuộc Đại học Queensland và Giáo sư Andrew Biankin thuộc Viện nghiên cứu y tế Garvan, dẫn đầu một nhóm quốc tế gồm hơn 100 nhà nghiên cứu, đã giải mã trình tự gen của 100 khối u tuyến tụy và so sánh chúng với mô bình thường để xác định những đột biến gen gây ra căn bệnh ung thư này.

Giáo sư Grimmond nêu rõ: "Chúng tôi đã phát hiện tổng cộng hơn 2.000 gene đột biến trong khoảng 90% các mẫu vật, và hàng trăm đột biến gene chỉ xuất hiện trong 1-2% các khối u. Điều này cho thấy cái gọi là "ung thư tuyến tụy" không phải là một bệnh mà là nhiều bệnh, và chứng tỏ những người dường như mắc cùng một căn bệnh ung thư lại có thể cần được điều trị theo những biện pháp khác hẳn nhau".

Hương Giang (Theo BBC)

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]