Ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là tình trạng gầy yếu do ăn quá ít hoặc ăn không cân đối giữa các thức ăn cơ bản là đạm, đường, chất béo.

15.6173
Một người được coi là suy dinh dưỡng khi bị sụt từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng tới một năm. Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, bệnh tật và là nguy cơ dẫn đến tử vong ở người cao tuổi.

 Người cao tuổi cần năng vận động để kích thích khẩu vị và thèm ăn là biện pháp tốt chống suy dinh dưỡng.

Những nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
 
Ở người cao tuổi, cơ bắp teo nhỏ, da khô, loãng xương, nhưng ở bụng, ở mông thì tế bào mỡ phát triển. Các chức năng đều suy giảm như sự co bóp và hấp thụ chất dinh dưỡng của dạ dày và ruột giảm; các cảm giác về ăn uống như nếm, ngửi, nhìn thức ăn đều giảm; răng rụng hoặc lung lay, không thấy khát nước, ít thấy đói.
 
Phối hợp với sự lão hóa đó của cơ thể là những nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng sau đây: sống đơn độc, thấy ngon miệng khi có người cùng ăn, trong khi người sống một mình thường ăn qua loa cho xong bữa, vì vậy thường ăn được ít, nhất là khi không có người bạn đời nấu cho mình cũng như để chia ngọt sẻ bùi.
 
Nhiều người cao tuổi không ý thức được sự quan trọng của dinh dưỡng nên nghĩ ăn gì cũng được, cốt sao cho no bụng. Ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc không đúng cách. Túng thiếu, không có đủ thực phẩm: họ phải dành tiền mua thuốc chữa bệnh, trả tiền nhà, tiền điện nước hơn là mua thức ăn, nên họ chỉ ăn thực phẩm rẻ tiền, kém chất lượng.
 
Phụ thuộc vào người khác: do bị đau xương khớp, đi lại khó khăn không đi mua thức ăn và không nấu nướng được. Bị rối loạn tâm thần như trầm cảm, nhất là các cụ sống trong viện dưỡng lão, tiếc thương người đã mất; các cụ bị suy yếu tâm thần có thể quên không ăn hoặc thấy ăn uống là không cần thiết; nhiều người cần người khác bón thức ăn.
 
Người cao tuổi bị gia đình bỏ rơi, không được nuôi dưỡng đầy đủ. Người mắc các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh phổi, bệnh tim… đều dẫn tới suy dinh dưỡng. Suy giảm chức năng các cơ quan: giảm dịch vị dạ dày khiến giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng; chức năng gan giảm, nên sự chuyển hóa thức ăn chậm; mất chất dinh dưỡng do nôn…
 
Bệnh răng miệng: răng bị mòn, lung lay… khó nhai thức ăn; miệng khô do giảm tiết nước bọt nên ăn không biết ngon, nuốt thức ăn khó khăn. Mất vị giác và khứu giác: nhiều người cao tuổi mất hứng thú trong ẩm thực vì họ nếm thấy thức ăn không ngon, không ngửi thấy mùi thơm của thức ăn, vì thế món ăn đối với họ trở nên không mùi, không vị.
 
Uống nhiều rượu: rượu không mang chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong khi nhiều người lại dùng rượu thay cơm, ăn ít thức ăn. Một số bệnh gây suy dinh dưỡng như: bệnh phổi, bệnh tim, thuốc trị bệnh tim cũng làm giảm cảm giác ngon miệng.
Dấu hiệu suy dinh dưỡng
 
Người cao tuổi suy dinh dưỡng khi thấy quần áo tự nhiên rộng ra, hoặc thấy sụt cân. Người bị suy dinh dưỡng thường có vẻ mặt đờ đẫn, thờ ơ với các sự việc xảy ra chung quanh hoặc đôi khi lại gắt gỏng, khó tính.
 
Nhìn thấy da khô, xanh nhợt, dễ bầm tím, nếu có vết thương thì rất lâu lành. Tóc khô, rụng nhiều, móng tay móng chân khô, nứt. Ăn không ngon miệng, giảm hoặc không nhận biết được mùi vị thơm ngon của thức ăn. Miệng khô, lưỡi, môi và niêm mạc miệng lở loét, nhai nuốt khó khăn. Các biểu hiện rối loạn chức năng tiêu hóa như: buồn nôn, đại tiện khi lỏng khi táo bón thất thường.
 
Nhịp tim nhanh, hít vào thở ra đều khó khăn mệt mỏi. Thể trạng mỗi ngày một gầy đi, sức khỏe suy giảm, các bệnh đang có thì biểu hiện nặng lên, đi lại khó khăn, dễ ngã, dễ bị tai nạn.
 
Đồng thời với suy dinh dưỡng hoặc sau một thời gian bị suy dinh dưỡng người bệnh có các biểu hiện: suy kiệt về thể lực và tâm thần; dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí óc, tăng nguy cơ tử vong.

Hầu hết những nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng đều có thể điều trị và phòng ngừa được. Vì vậy biện pháp ưu tiên là khám, phát hiện và điều trị các nguyên nhân đưa tới suy sinh dưỡng ở người cao tuổi như đã nêu trên. Bệnh nhân cần được thày thuốc theo dõi, chỉ dẫn món ăn bổ dưỡng.

Theo ThS. Phạm Vũ Hoàng - Sức khỏe & Đời sống

Các biện pháp tăng cường dinh dưỡng cho người cao tuổi

Khuyến khích người cao tuổi ăn chung với người thân trong gia đình, hoặc kiếm bạn cùng ăn cho vui, sống chung trong trại dưỡng lão, sinh hoạt tại các cơ sở tôn giáo có tổ chức từ thiện giúp đỡ người già neo đơn. Ăn làm nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn ba bữa ăn chính như thường lệ. Không uống nước, uống thuốc trước khi ăn, để tránh cảm giác no. Không nên dùng thức ăn gây ra đầy hơi như đậu, nước ngọt có ga, cà phê. Năng vận động cơ thể để kích thích khẩu vị và thèm ăn. Giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn nhiều canh, nước rau để khắc phục chứng khô miệng, khó nuốt. Nên dùng thêm nước sinh tố trái cây, khoáng chất. Thêm gia vị vào thực phẩm để tăng sức hấp dẫn khẩu vị người cao tuổi. Bỏ rượu, thuốc lá

 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]