Nghệ thuật giận dỗi

Trong tình yêu không thể không có sự giận dỗi, phàn nàn. Nhưng trách móc một cách “không có kĩ thuật” sẽ khiến các bạn nam chỉ coi như gió thổi qua tai, nhiều khi còn đem lại tác dụng ngược lại, khiến họ bực mình.

15.5846

Tuy nhiên một cách trách móc “có kĩ thuật” vừa không làm tổn thương lẫn nhau vừa có thể giải quyết vấn đề, không những thế còn khiến tình cảm giữa hai bạn trở nên thân thiết và mặn nồng hơn.

Công kích, đòi hỏi

Rất nhiều bạn nữ hay nói: “Anh không hề quan tâm đến em, cả ngày anh chỉ biết đến công việc, anh chưa từng nghĩ đến em một chút nào”, “Anh chẳng bao giờ nhớ sinh nhật em cả”, “Thảo nào mà anh không cho em đi cùng”.

Những câu trách móc như vậy thực tế là sự phủ nhận, là mệnh lệnh, khiến anh ấy nghĩ rằng bạn không hiểu, không thuyết phục, vì thể không muốn giải quyết vấn đề cùng bạn.Thực tế, bạn có thể đổi một cách nói khác đi, cho anh ấy biết rằng bạn cần anh ấy, ví dụ bạn có thể nói: “Em rất muốn anh quan tâm tới em, nhưng em cũng không ngại khi phải gọi điện hỏi thăm anh trước đâu”, chỉ cần một cách nói khác, bạn đã đổi từ chỉ trích, mệnh lệnh sang thể hiện tình cảm của mình.
 

Vơ đũa cả nắm

“Anh nói lời mà không giữ lời, anh thật chẳng có tí trách nhiệm nào cả”, thực ra, có thể nguyên nhân chỉ là bạn và anh ấy hẹn nhau ăn cơm tối, nhưng anh ấy lại có việc công ty đột xuất và thực sự không thể đến được.

Bạn không nên hơi một tí là bình phẩm về nhân cách, vì như thế có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến lòng tự trọng của anh ấy. Phái mạnh cần sự ủng hộ nhất từ phía người thân yêu của mình, là một người phụ nữ thông minh, bạn nên mềm mỏng một chút, bạn có thể nói: “Hôm nay đã hẹn nhau ăn cơm tối rồi mà anh để em chờ một mình hơi lâu đấy”, nghe bạn nói thế anh ấy sẽ cảm thấy áy náy, hổ thẹn, không những có thể tránh những cuộc cãi vã không cần thiết, mà nhất định anh ấy sẽ đền bù cho bạn.

Biểu hiện tiêu cực

Khi giận dữ thì ném đồ đạc lung tung, bỏ nhà đi hay khóc lóc ầm ĩ... là những cách trút giận một cách tiêu cực của nhiều bạn nữ. Những suy nghĩ cực đoan như vậy bạn chỉ cần nói ra là được, không nhất thiết phải “nói là làm”, như thế mới là cách xử sự sáng suốt nhất. Ví dụ bạn có thể nói: “Em rất bực mình rồi đấy, bực đến mức muốn vứt tất cả đồ đạc đi ngay lập tức”.

Cách làm này tuy không thể giải quyết trực tiếp vấn đề, nhưng đây lại là một “lời mời thân mật”. Nó giống như bạn gửi cho anh ấy một lời ngụ ý để anh ấy hiểu cảm xúc của bạn, và hiểu rằng bạn không hề muốn làm cả hai bị tổn thương, mà chỉ muốn gần gũi với anh ấy hơn mà thôi.

Hương Liên
Theo Xinhuanet
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]