Nghỉ hậu sản ít, mẹ có nguy cơ trầm cảm

Theo Nghiên cứu, những phụ nữ trở lại làm việc sớm hơn trong vòng sáu tháng sau sinh có nguy cơ cao gia tăng các triệu chứng biểu hiện bệnh trầm cảm.

15.572

VTV cho biết, theo các nhà nghiên cứu Trường ĐH Maryland, thời gian nghỉ hậu sản kéo dài có thể giúp các “bà đẻ” giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

Nghiên cứu đã tiến hành theo dõi và đánh giá điểm số mức độ trầm cảm hơn 800 phụ nữ ở Minnesota (Mỹ) trong vòng một năm sau khi sinh. Trong số này, khoảng 7% các bà mẹ trở lại làm việc trong vòng 6 tuần, 46% sau 12 tuần và 47% sau 6 tháng.

Kết quả cho thấy, tại cùng một thời điểm khảo sát, những phụ nữ vẫn còn được nghỉ hậu sản có điểm số thể hiện mức độ trầm cảm sau sinh thấp hơn những bà mẹ đã trở lại làm việc.

(Ảnh minh họa)

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ trở lại làm việc sớm hơn trong vòng sáu tháng sau sinh có nguy cơ cao gia tăng các triệu chứng biểu hiện bệnh trầm cảm.

Nữ thường bị trầm cảm gấp 2 lần nam giới

Sức khỏe và đời sống cho biết, theo cử nhân Y tế Công cộng Tăng Văn Xâm (ĐH Y Dược TP.HCM), trầm cảm sau sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố, như: trình độ học vấn, tiền sử sảy thai, nạo phá thai, sức khỏe của mẹ lúc mang thai, tiền sử trầm cảm, thời gian nghỉ hậu sản ít, trẻ nhẹ cân, sinh non và trẻ quấy khóc về đêm.

Đặc biệt, hai yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là tiền sử trầm cảm và sinh non. Tiền sử trầm cảm có liên quan mạnh nhất, những phụ nữ bị trầm cảm trước sinh có tỉ lệ trầm cảm sau sinh cao gấp 3,79 lần so với những phụ nữ không có tiền sử này.

Điều này có thể là do khi người mẹ có dấu hiệu trầm cảm trước sinh, tức đã có giai đoạn mệt mỏi, buồn chán, mất niềm vui trong cuộc sống, giấc ngủ bị xáo trộn, cảm giác tội lỗi, đánh giá thấp bản thân.

Đó chính là những yếu tố tiền đề làm cho đối tượng thêm mệt mỏi, chán nản, tác động mạnh mẽ đến tâm lý của người mẹ không những hiện tại mà còn thể hiện khả năng tái phát rất cao sau khi sinh trẻ và nếu không được quan tâm đúng mức, bệnh có thể chuyển sang trầm cảm nặng và mạn tính - một trong những nguyên nhân chính gây ra mất tự chủ dẫn đến tự sát hoặc giết con.

Ngành y tế nên thành lập một chuyên khoa tư vấn tâm lý cho các đối tượng đang mang thai và sau sinh tại các phòng khám ban đầu, đặc biệt ở những nơi có nhiều công nhân nữ sinh sống và làm việc.

Đa số dân ở đây là nhập cư, với mức biến động cao, cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa đã thu hút một lượng lớn công nhân, kèm theo đó là những vấn đề sức khỏe đáng quan tâm, như: sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm và hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất, kết hợp với tiền sử sinh con bất lợi (sinh non, sảy thai, nạo phá thai, tiền sử trầm cảm) với mức độ tương đối cao.

Bên cạnh đó, thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề về sức khỏe tâm thần, trầm cảm sau sinh cho cán bộ nhân viên y tế và các lớp giáo dục sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, tiền sản cho phụ nữ, đặc biệt chú trọng vào nhóm có tiền sử bất lợi với những yếu tố nêu trên, trong đó đáng quan tâm nhất là tiền sử trầm cảm và sinh non.

Đối với gia đình cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người thân, đặc biệt vai trò của người chồng nhằm giúp cho cơ thể và tâm trí của người phụ nữ sau sinh khỏe mạnh hơn. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để có thể thực hiện tốt hơn chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]