Ngủ mở mắt: Tật hay bệnh lý?

Các bác sĩ khẳng định trạng thái ngủ không nhắm mắt là một bệnh lý chứ không phải là hiện tượng lạ như nhiều người nghĩ. Vì là bệnh lý nên trạng thái này về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt

15.6014

Chứng ngủ mở mắt

Vnexpress cho hay, nhiều người vẫn nghĩ ngủ gà (hay ngủ mở mắt) chỉ là một hiện tượng bình thường, ngoài làm cho người khác sợ. Ngủ không nhắm mắt có nhiều nguyên nhân khác nhau như liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt, cơ mặt bị tổn thương, hoặc do ảnh hưởng chấn thương sọ não, lồi mắt, hở mi, tổn thương vùng mắt, hay thậm chí là có khối u, rối loạn giấc ngủ, teo hay liệt vận động cơ mặt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Một vài trường hợp khác có thể là do di truyền khi trong nhà có nhiều người cùng bị. Và tùy vào các trường hợp mà biểu hiện bệnh có thể là hiện tượng mở mắt to hay nhỏ khi ngủ.

(Ảnh minh họa)

Các bác sĩ khẳng định trạng thái ngủ không nhắm mắt là một bệnh lý chứ không phải là hiện tượng lạ như nhiều người nghĩ. Vì là bệnh lý nên trạng thái này về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt.

Ngủ mở mắt là bệnh

Theo VTC News, thông thường khi ngủ mọi người đều phải nhắm mắt, hiện tượng ngủ mở  mắt không phải là phổ biến. Theo ThS Trần Thế  Hưng, khoa Mắt, Bệnh viện Đại học y Hà Nội, ngủ mở mắt chắc chắn là biểu hiện bệnh lý. Các trường hợp ngủ không nhắm mắt có nhiều nguyên nhân khác nhau như liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt, cơ mặt bị tổn thương, hoặc do ảnh hưởng chấn thương sọ não...

Các nguyên nhân khác có thể là do một số bệnh về mắt như lồi mắt, hở mi, tổn thương vùng mắt, hay thậm chí là có khối u... Rối loạn giấc ngủ, teo hay liệt vận động cơ mặt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngủ mở mắt. Một vài trường hợp khác được cho là có nguyên nhân di truyền khi trong nhà có nhiều người cùng bị. Và tùy vào các trường hợp mà biểu hiện bệnh có thể là hiện tượng mở mắt to hay nhỏ khi ngủ.

ThS Trần Thế Hưng khẳng định, trạng thái ngủ không nhắm mắt là một bệnh lý  chứ không phải là hiện tượng lạ như  nhiều người nghĩ. Vì là bệnh lý nên trạng thái này về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt. Đặc điểm cấu tạo đặc biệt của mắt là cần phải được cung cấp nước liên tục nhờ hoạt động chớp mắt.

Cụ thể, khi mắt nhắm hoặc chớp sẽ giúp cung cấp nước cho mắt, nước sẽ được bôi đều trên giác mạc, kết mạc phía trước nhãn cầu, giúp cho đôi mắt sẽ không bị mỏi, khô. Khi ngủ mắt không nhắm - nghĩa là không có hiện tượng chớp - cũng có thể diễn ra tình trạng mắt lâu dần bị khô, mờ đục hoặc loét giác mạc.

Điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến thị lực. Cũng đã có không ít trường hợp không nhắm mắt khi ngủ nên bụi bẩn đã rơi vào khiến mắt bị đau, nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc, giác mạc.

Cũng theo BS Đào Bá Vy, nguyên trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện 345 cho biết, một trong các nguyên nhân của hiện tượng ngủ mở mắt là do tê, liệt dây thần kinh số 3 - là dây thân kinh mặt điều khiển hoạt động chớp, nhắm mở của mí mắt. Bệnh này có thể điều trị khỏi bằng phương pháp châm cứu, kích thích vào các huyệt vị của dây thần kinh này, giúp nó hoạt động bình thường trở lại.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]