Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin trên số báo trước, TP.HCM hiện đã có ba ca nhiễm cúm A/H1N1 tử vong, tỉnh Đồng Tháp một ca. BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết hiện đang là mùa cúm (kéo dài đến tháng 10), có sự gia tăng về số ca mắc nhưng đa số là nhẹ. Tuy nhiên, cần thiết lập ban tư vấn (bệnh viện và dự phòng) để xây dựng hệ thống giám sát mở rộng theo thường quy tại TP, kể cả xét nghiệm giám sát virus để có những khuyến cáo cho cộng đồng.

Nên khuyến cáo người dân tiêm ngừa cúm

Đó là ý kiến của GS-VS Dương Quang Trung, Chủ tịch Hội Y học TP.HCM tại hội thảo Phòng, chống cúm do Hội Y học dự phòng TP.HCM tổ chức ngày 7-6.

Theo GS Trung, với các bệnh cúm hiện nay, ngành y tế nên có khuyến cáo người dân tiêm ngừa cúm, tiêm ngừa loại nào, lúc nào? Hay chăng đề xuất tiêm cho những đối tượng có nguy cơ cao, nhân viên y tế. Ngoài ra, các bệnh viện, trung tâm và Hội Y học TP cùng kiến nghị Bộ Y đế đưa bệnh cúm vào bệnh nghề nghiệp (như bệnh lao) để tiêm ngừa miễn phí cho những nhân viên y tế có nguy cơ cao, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân.

Nhân viên y tế hay người dân phải mang khẩu trang, rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với ca bệnh cúm. Ảnh: TÙNG SƠN

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới, cho biết hiện chưa có vaccine ngừa virus cúm H5, H7 mà chỉ có vaccine ngừa virus cúm H1, H3, cúm B. Tại phòng khám của BV Bệnh nhiệt đới, kết quả lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên có 10%-30% người mắc các bệnh hô hấp, ho, sổ mũi nhiễm cúm A/H1N1. Đây là một trong những tác nhân gây bệnh cúm trong cộng đồng hiện nay.

Tuy nhiên, TS Châu cũng khuyến cáo người dân không nên hoang mang, những người tiếp xúc với bệnh nhân cúm A/H1N1 không cần phải uống thuốc dự phòng Tamiflu, kể cả nhân viên y tế, trừ những đối tượng có nguy cơ cao, nếu không sẽ gây ra kháng thuốc tràn lan trong cộng đồng. TS Châu chứng minh ở Ai Cập và Việt Nam cũng đã từng ghi nhận những ca kháng thuốc Tamiflu. Hiện chỉ có một loại thuốc Tamiflu điều trị các loại cúm, nếu kháng thuốc thì sẽ không còn thuốc nào trị.

Ngừa bệnh không dùng thuốc

BS Lê Hoàng San, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, khuyến cáo trong mùa dịch cúm này, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước và sau khi ăn, làm việc, tiếp xúc với bệnh nhân...

Ngoài ra, cần đeo khẩu trang sạch. Tuy nhiên, khẩu trang hai lớp hiện nay (chiếm 90%) chỉ có tác dụng giảm dung lượng bụi bám vào miệng, mũi. Khẩu trang ngoại khoa thường dùng cho nhân viên y tế có nhược điểm là không ôm khít vùng mũi miệng, mầm bệnh nhỏ có thể lọt qua (một số trường hợp bác sĩ, nhân viên y tế nhiễm bệnh và tử vong khi chăm sóc bệnh nhân SARS năm 2003). Nên đeo khẩu trang có than hoạt tính để than hấp thụ độc khí, khẩu trang N95...

Người có triệu chứng nghi ngờ cúm phải tự cách ly, không nên đến nơi tụ tập đông người, trường học, cơ quan.

Cúm A/H1N1 sau khi gây đại dịch trên thế giới vào năm 2009-2010 đã được xem như một dạng cúm mùa. Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa lạnh. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Về cơ bản, virus cúm cũng là một siêu vi trùng nên biểu hiện nhiễm bệnh cũng giống như tất cả trường hợp nhiễm siêu vi đường hô hấp khác. Bệnh nhân có sốt (thường sốt trên 38oC), đau nhức cơ toàn thân và có thể có một hay nhiều biểu hiện về đường hô hấp khác như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở. Khi khai thác yếu tố dịch tễ có thể phát hiện người bệnh đang sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, hầu hết bệnh nhân được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân có thể có biến chứng nặng như viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Đối tượng nguy cơ dễ xảy ra biến chứng là những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5="" tuổi)="" và="" phụ="" nữ="" có="" thai.="" các="" trường="" hợp="" tử="" vong="" gần="" đây="" thì="" có="" người="" là="" bệnh="" nhân="" lớn="" tuổi,="" mang="">

BS VÕ MINH QUANG, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, BV Bệnh nhiệt đới

Đối với trẻ từ sáu tháng đến ba tuổi thì tiêm một liều vaccine cúm 0,25 ml, trẻ lớn hơn ba tuổi tiêm liều 0,5 ml. Trẻ từ chín tuổi trở lên và người lớn thì tiêm vaccine ngừa cúm liều đầu tiên là hai mũi, mỗi mũi cách nhau một tháng. Mỗi năm sau phải tiêm nhắc lại một mũi. Đối với trẻ em, giá một lần tiêm khoảng 190.000 đồng, người lớn là 230.000 đồng. Theo các chuyên gia, việc tiêm ngừa cúm sẽ giảm 90% nguy cơ nhiễm cúm.

Tuy nhiên, người dị ứng trứng gà, tiền sử phản ứng vaccine cúm, tiền sử bị hội chứng Guillain Barré, trẻ em dưới sáu tháng tuổi, người đang có bệnh sốt cao thì không tiêm vaccine ngừa cúm.

DUY TÍNH


Video đang được xem nhiều