Ngứa hậu môn, bệnh khó nói

SKĐS - Ngứa hậu môn là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người có tuổi, gây khó chịu và nhiều phiền toái cho người bệnh.

15.6097

Vì vậy, gần đây nhiều người viết thư hỏi về căn bệnh này, chủ yếu là về nguyên nhân, tác hại, biện pháp chữa trị và phòng ngừa.

Nguyên nhân đa dạng

Tôi gặp 3 bệnh nhân, một ở Hà Nội, Quảng Bình, người ở Quảng Ninh đều có chung một câu hỏi là tại sao bị ngứa hậu môn, có thể điều trị dứt điểm được không?

Khi nào được gọi là ngứa hậu môn? Khi vùng da xung quanh hậu môn, ống hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài cạnh hậu môn bị ngứa thì gọi là ngứa hậu môn. Thông thường ngứa hậu môn được phân chia thành 2 loại, nguyên phát và thứ phát. Loại nguyên phát có thể do mắc bệnh da khô; da vùng gần hậu môn, tầng sinh môn luôn luôn bị ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi hoặc luôn bị dính phân, nước tiểu (nữ giới) sau mỗi lần đi vệ sinh. Hoặc do vùng da ở quanh hậu môn bị dị ứng, nhạy cảm với chất lạ (xà phòng giặt quần lót, rửa hậu môn hoặc hóa chất có mùi thơm trong giấy vệ sinh). Với người cao tuổi bị ngứa hậu môn, bởi vùng da ở bên trong và ngoài hậu môn thường bị khô bởi sự lão hóa tế bào da song song với sự lão hóa các cơ quan khác trong cơ thể..

Ngứa hậu môn thứ phát là sau khi đã hoặc đang mắc bệnh trĩ, đang nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, đang nhiễm giun kim (chủ yếu ở trẻ em do buổi chiều tối, giun kim ra đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây ngứa), vệ sinh hậu môn hàng ngày không đúng phương pháp, nhất là sau khi đi đại tiện, tiểu tiện (nữ giới). Ngứa hậu môn còn có thể do tiêu chảy kéo dài, bởi phân dính vào da hậu môn, xung quanh hậu môn gây kích ứng da, dẫn đến ngứa, thậm chí gây nhiễm trùng mưng mủ, áp-xe. Một số người bị táo bón, nhất là người cao tuổi phải sử dụng thuốc nhuận tràng quá nhiều hoặc không đúng loại thuốc nhuận tràng có thể gây ra các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, từ đó gây ra các kích ứng da và làm cho vùng da hậu môn bị ngứa. Một số người bị bệnh vảy nến, tăng tiết bã nhờn và eczema là yếu tố gây kích ứng lên da bên trong và ngoài hậu môn gây ngứa. Một số trường hợp dùng thuốc thoa lên vùng da hậu môn bị ngứa, thuốc kích thích mạnh lại càng gây ngứa hoặc một số chị em phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể gây ngứa da (bao hàm cả ngứa hậu môn). Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng vùng hậu môn hoặc bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục có liên quan đến hậu môn (đồng tính luyến ái nam), nhiễm nấm vùng hậu môn bởi nấm Candida cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Ở một số người rất nhạy cảm với một số thực phẩm (gia vị, rượu, cà phê, sữa…) khi sử dụng cũng gây ngứa hậu môn. Ngứa hậu môn còn có thể do khối u (u lành hay u ác tính) quanh hậu môn. Bên cạnh đó, ngứa hậu môn gia tăng có thể liên quan đến sự lo lắng hay căng thẳng thần kinh hoặc có thể gặp ở người ít vận động.

Triệu chứng và biến chứng

Ngứa hậu môn khác với ngứa ở các vị trí khác trên cơ thể, thường ngứa cục bộ, dữ dội và kéo dài ngứa hậu môn được kết hợp với các triệu chứng khác tương tự trong và xung quanh hậu môn gây nóng, rát hậu môn hoặc có thể gây đau nhức hậu môn. Ngứa và kích thích trong và xung quanh hậu môn có thể chỉ là tạm thời, hoặc nó có thể được kéo dài gây khó chịu và nhiều phiền toái, vào ban đêm hoặc là mỗi lúc ra khỏi nhà.

Ngứa hậu môn thường chỉ giới hạn ở xung quanh hậu môn, nhưng có thể lan sang bộ phận sinh dục, đặc biệt là rất ngứa ở trước và sau bộ phận sinh dục. Có thể ngứa lan sang phía sau bìu (nam giới), âm hộ và môi lớn, môi bé, âm đạo (nữ giới). Đối với nữ giới, bởi vì khoảng cách giữa hậu môn, âm đạo và niệu đạo rất ngắn cho nên những biến chứng gây viêm ở hậu môn rất dễ lan sang bộ phận sinh dục và hệ thống tiết niệu. Ngứa hậu môn lâu dần sẽ gây nứt các nếp nhăn và dẫn đến suy giảm thần kinh, ăn không còn cảm giác, gây rối loạn giấc ngủ, từ đó mệt mỏi, chán ăn, buồn phiền và sút cân.

Nguyên tắc phòng và chữa trị

Bệnh nhân tâm sự do là chỗ nhạy cảm nên không đủ can đảm để đi khám bệnh. Do căn bệnh oái oăm này mà biến họ từ một người nhiệt tình, xông xáo thành một người mất tự tin, khép kín.

Vì vậy, những người mắc bệnh ngứa hậu môn không nên e ngại đi khám bệnh, bởi vì càng để lâu bệnh càng nặng thêm, hơn nữa kể cho bác sĩ nghe bệnh tình của mình là việc nên làm để bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh và chọn phương pháp điều trị, dự phòng thích hợp, cho nên e ngại.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong đó rất đúng với bệnh ngứa hậu môn. Vì vậy, cần giữ vệ sinh vùng hậu môn, tầng sinh môn đúng cách. Khi đi đại tiện, tiểu tiện xong, chớ lau “vùng ấy” quá nhiều và không dùng giấy vệ sinh rắn sẽ làm tổn thương da, nhất là da vùng hậu môn rất mỏng, nhạy cảm. Hàng ngày nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh và rửa hậu môn, hạn chế dùng khăn và không nên dùng giấy vệ sinh có chất thơm hoặc không dùng xà phòng để lau rửa. Nên dùng khăn ướt hoặc rửa hậu môn chỉ bằng nước vòi, ấm (càng tốt). Khi bị ngứa, không nên gãi. Bởi vì, càng gãi càng ngứa và làm tổn thương da hậu môn gây nhiễm trùng. Nên dùng đồ lót bằng chất liệu nhẹ nhàng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi để “vùng ấy” không ẩm thấp, không nên dùng loại có chất liệu ni lông. Cần nhanh chóng đi khám bệnh và tuân theo chỉ định dùng thuốc theo đơn và tư vấn của bác sĩ khám bệnh. Không nên tự mua thuốc để thoa vào vùng hậu môn bị ngứa.

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]