Người cao tuổi dễ bị trầm cảm?

Thời gian gần đây mẹ tôi có những thay đổi bất thường trong sinh hoạt, bà ngủ nhiều hơn nhưng thường tỉnh giấc sớm, ăn ít hơn nhưng lại tăng cân.

15.6083

Thời gian gần đây mẹ tôi có những thay đổi bất thường trong sinh hoạt, bà ngủ nhiều hơn nhưng thường tỉnh giấc sớm, ăn ít hơn nhưng lại tăng cân. Đặc biệt, sau khi chúng tôi dọn ra ở riêng thì tình hình của bà càng trầm trọng hơn. Xin hỏi, mẹ tôi có phải mắc bệnh gì không?

Nguyễn Thị Lan (Hải Phòng)

Qua những gì bạn đã viết trong thư, chúng tôi có thể nhận định sơ bộ mẹ của bạn mắc chứng trầm cảmngười cao tuổi. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở đối tượng này rất đa dạng, trong đó có lí do người bệnh trải qua những nỗi sợ kinh hoàng như bị mất mát người thân, tai nạn thương tâm, hoặc do những yếu tố kết hợp như tâm thần, môi trường và di truyền. Ngoài ra còn có các yếu tố tiềm ẩn có tính rủi ro cao như tính cách con người, môi trường gia đình, mắc bệnh lâu dài phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, con cái ra ở riêng, xa nhà hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống... Người cao tuổi cần được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng bị trầm cảm này bằng cách hướng họ tự rèn luyện sức khỏe, con cháu nên gần gũi trò chuyện để giảm bớt cảm giác cô đơn, nếu có điều kiện nên thường xuyên đưa người bệnh đi thăm hỏi bạn bè, người thân để được tiếp tục làm việc hoặc học thêm để tăng khả năng giúp đỡ con cháu, phá bỏ suy nghĩ là người vô dụng trong gia đình. Trong thời điểm hiện tại, bạn nên quan sát thêm, nếu mẹ bạn có thêm những biểu hiện như mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, tư duy khác thường, có ý nghĩ phạm lỗi, ý định tự sát... thì cần đưa mẹ đến chuyên khoa tâm thần để được bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị sớm,thích hợp.

BS. Hoàng Hải Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]