Người già dễ gặp cao huyết áp giả tạo

* Tại khu phố tôi ở, nhiều người già đi khám nơi này thấy cao huyết áp nhưng nơi khác lại không. Có người nói đó là cao huyết áp giả tạo. Hiện tượng này có đáng lo hay không?

15.6004

Hồ Ngọc Dũng (quận Phú Nhuận -TPHCM)

- ThS-BS Phan Hữu Phước, Giám đốc Phòng Khám lão khoa Med-Vie (TPHCM), trả lời: Rất nhiều người có hiện tượng không cao huyết áp nhưng được chẩn đoán là cao và chỉ định điều trị như cao huyết áp. Hậu quả là có nhiều trường hợp bị tụt huyết áp nhiều lúc quá nặng phải cấp cứu. Số huyết áp trung bình của người Việt Nam chúng ta là 120/80 mmHg, gọi tắt là 12/8 (12 là số huyết áp trên, 8 là số huyết áp dưới). Quan niệm hiện nay gọi cao huyết áp là khi số huyết áp trên cao hơn 14 hoặc số huyết áp dưới cao hơn 9; ở người cao tuổi thì nên duy trì dưới 14/9.

Khi đo huyết áp thấy cao thì có thể là cao giả tạo, thường do 2 nguyên nhân: Hồi hộp lúc đến khám bệnh làm tim đập nhanh, huyết áp tăng (luôn đi kèm với nhịp tim nhanh, đánh trống ngực; trấn an và nghỉ ngơi khoảng 30 phút thì huyết áp và nhịp tim bình thường, cũng có trường hợp phải nghỉ đến vài giờ); do xơ cứng động mạch cánh tay làm cho số huyết áp trên đo được cao hơn thực tế, hiện tượng này có thể gặp ở 10% người già.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]