Người lính già xứ Mường Vang và bài thuốc truyền đời bệnh trĩ

Nhiều năm nay, ông Bùi Văn Tô, 54 tuổi, trú tại thôn Lầm Ngoài (xã Nuông Dăm, thị trấn Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân khỏi bệnh trĩ chỉ bằng các loại thảo dược.

15.6084

Ông lang Tô. Ảnh TG

Ông Tô là truyền nhân đời thứ 4 trong một gia đình bốc thuốc Nam gia truyền. Nhờ kiến thức học từ bà mế trên bản trong thời giang tòng quân bảo vệ tổ quốc, ông bổ sung các dược thảo cho bài thuốc bí truyền của gia đình thêm hoàn thiện và hiệu quả.

Gian nan lĩnh hội y thuật từ cha

Chúng tôi tìm đến nhà ông Tô đúng lúc người cựu chiến binh đang đi ra huyện gửi thuốc cho một bệnh nhân ở miền Nam. Trong lúc chời đợi, chúng tôi tranh thủ nói chuyện với những người hàng xóm của vị danh y này. “Bài thuốc của gia đình ông Tô được các cụ truyền lại từ đời này qua đời khác. Chúng tôi vẫn thấy ông Tô có các bài thuốc gia truyền chữa bệnh xơ gan, bệnh máu nhiễm mỡ, sỏi thận và viêm khớp. Dù thế, được nhiều người biết đến nhất là bài thuốc chữa bệnh trĩ”, ông Tiến (hàng xóm nhà ông Tô) cho biết.

Đến xế chiều, ông Tô mới trở về. Nhìn thấy chúng tôi quần áo lấm lem bụi đất, nghĩ là người bệnh, ông Tô liền hỏi: “Cô bị bệnh gì, lâu chưa?”. Sau khi nghe giới thiệu, ông cười xòa rồi chậm rãi kể với giọng trầm tư: “Gia đình tôi đã 4 đời làm nghề bốc thuốc Nam. Khi tôi vẫn còn nhỏ, bố đã cho đi cùng vào rừng lấy thuốc. Vì thế, tôi biết những loại lá cây làm thuốc chữa bệnh trĩ từ ngày đó.

Lớn lên, tôi được giao làm các công việc hái, rửa lá và cắt, phơi khô. Do được tiếp xúc và học nghề từ nhỏ, tôi nhanh chóng nắm được các vị, các bài thuốc. Trước khi qua đời, ông cụ đã truyền lại những bí quyết gia truyền cho tôi. Thực sự, gia đình tôi không chữa được tất cả các loại bệnh mà chỉ tập trung điều trị gan, thấp khớp và đặc biệt là bệnh trĩ”.
 

Những giấy tờ, hóa đơn, sổ sách ghi cụ thể địa chỉ và bệnh tình của người bệnh được ông Tô chữa khỏi. Ảnh: TG

Ông Tô kể thêm, những năm chiến tranh biên giới, ông tòng quân lên đường ra trận. Thời gian này, ông có điều kiện được học hỏi thêm về kiến thức dược liệu từ các bà mế vùng cao. Những kiến thức sau này được ông bổ sung vào bài thuốc bí truyền của gia đình, giúp bài thuốc càng trở nên công hiệu hơn.

Thời gian ngắn ngủi trò chuyện, những hồi ức của ông luôn bị ngắt quãng bởi bệnh nhân tỉnh xa tìm về bắt mạch lấy thuốc. Hơn 40 năm bốc thuốc, ông Tô không thể nhớ nổi số bệnh nhân đã được ông chữa khỏi. Có người ở Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, cũng có người ở Nam Định, Quảng Ninh và có cả bệnh nhân bay ra từ TPHCM.

Một hàng xóm của ông Tô cho biết: “Người này chữa khỏi mách cho người kia. Tiếng lành đồn xa, mọi người truyền tai nhau đến gặp thầy Tô. Nhiều người ở xa phải bốc thuốc qua điện thoại, sau đó nhờ ông ấy ra tận bưu điện hoặc bến xe để gửi. Dù xa tận đâu, ông Tô cũng rất nhiệt tình và không lấy thêm tiền công”. Để minh chứng điều hàng xóm chia sẻ, ông đưa cho chúng tôi xem một cuốn sổ dày cộp ghi cụ thể địa chỉ, bệnh tình của người bệnh được ông chữa khỏi từ mọi miền đất nước.
 

Hiện tại ông lang Tô đang là hội trưởng hội cựu chiến binh trong thôn. Ảnh TG

Bài thuốc quý của bệnh nhân nghèo

Nhiều bài thuốc Nam quý có thể chữa khỏi bệnh trĩ

Ông Nguyễn Hồng Xiêm, Chủ tịch Hội Đông y thành phố Hà Nội cho biết: “Bệnh trĩ không phải là một bệnh nan y nhưng lại là một trong những căn bệnh y học hiện đại rất khó khăn trong việc điều trị dứt điểm. Lời khuyên cho các bệnh nhân bị trĩ là khi bị bệnh hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và kê đơn thuốc theo bệnh.

Còn theo tôi, đối với thuốc Nam trong trường hợp những bài thuốc quý dân gian có thể chữa khỏi, ta nên kết hợp chữa bằng nhiều phương thức, miễn sao hiệu quả và nhất là ít tốn kém về kinh tế”.
Theo ông Tô, hiện nay có rất nhiều người mắc bệnh trĩ, nhất là tại các thành phố lớn. Phần lớn các bệnh nhân đều loay hoay tìm cách điều trị nhưng chi phí tốn kém và bệnh tình thì rất khó dứt điểm hẳn.

Qua nhiều năm tìm hiểu, ông Tô kết luận bệnh trĩ không trừ một ai, nhất là những người ít vận động hoặc làm việc với tư thế đứng lâu như thợ may, nhân viên văn phòng thì nguy cơ bị bệnh càng cao. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, tử cung lớn dần chèn ép các tĩnh mạch trĩ gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch. Khi bệnh mới biểu hiện thường khó phát hiện nhưng đến giai đoạn sưng, ngứa, đau hậu môn và nặng nhất là chảy máu khi đi cầu thì rất khó chạy chữa.

Từ 4 đời nay, bài thuốc gia truyền của gia đình ông Tô có tác dụng đặc trị căn bệnh này. Thành phần thuốc chính là các loại dược liệu như: Cây ngái, cây đơn xương, cây sài mòn, cùn gấc, rạch gấc, xạ đen, xạ vàng... được ông hái trên những cánh rừng già quanh bản. “Việc uống thuốc cũng rất đơn giản, mỗi ngày bốc một vốc chặt tay rồi bỏ vào siêu, đổ chừng 1 lít nước đun sôi khoảng 5 phút thì bắc ra uống thay uống nước hàng ngày. Uống hết lại tiếp tục đun như vậy cho đến khi siêu thuốc nhạt nước thì thôi”, ông Tô hướng dẫn. 

Với những bệnh nhân nặng, ông Tô tiến hành thăm khám và tùy theo tình trạng mới đưa ra phương án điều trị riêng. Tìm hiểu về những vị thuốc trong bài thuốc chữa bệnh trĩ, ông chia sẻ: “Cây thuốc thì dễ kiếm nhưng việc kết hợp chúng với nhau mới là điều quan trọng. Đối với từng trường hợp bệnh cụ thể có thể tăng hoặc giảm các vị thì bài thuốc mới đem lại kết quả”. Ngoài việc cho sắc uống thuốc, ông Tô còn dùng các loại lá cây thuốc cho người bệnh đắp trực tiếp vào hậu môn.

Lương y này cho biết, những cây thuốc quý trước kia ở rừng rất nhiều, nhưng thời gian gần đây trở nên khan hiếm. Để thu gom cây thuốc, ông và những người trong gia đình phải lên rừng tìm kiếm khá vất vả. Có khi, ông còn phải thuê người dân bản vào tận rừng sâu. Những cây thuốc bí truyền của gia đình ông chỉ hợp với điều kiện tự nhiên nên không thể trồng trong vườn được. “Vậy nên, việc kiếm cây dược liệu làm nguyên liệu chế thuốc rất vất vả. Tuy nhiên, tôi luôn tâm niệm một điều là chữa bệnh cứu người để tu nhân, tích đức cho con, cho cháu chứ không phải vì mục đích kinh doanh lợi nhuận”, ông Tô tâm sự.                      


AloBacsi.vn
Theo Minh Minh - Gia đình Xã hội
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]