Người lớn cũng mắc sởi, tại sao?

SKĐS - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong số hơn 300 bệnh nhân mắc sởi đang được điều trị, có tới 90% là người lớn.

15.6117

Gần nhà tôi có mấy cháu bị mắc bệnh sởi đang phải điều trị, tôi lo lắng sợ bị lây bệnh. Xin hỏi người lớn có mắc bệnh sởi không?

Hoàng Thị Luyến (Vĩnh Phúc)

Hiện nay theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong số hơn 300 bệnh nhân mắc bệnh sởi đang được điều trị, có tới 90% là người lớn. Đặc biệt, nhiều người đã phải thở máy và có biến chứng viêm não.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: bệnh sởi có khả năng lây nhiễm với bất cứ ai chưa có miễn dịch, nghĩa là những người chưa tiêm phòng, chưa từng mắc bệnh sởi từ nhỏ đến nay. Trong tình hình dịch sởi đã và đang lây lan rất nhiều ở trẻ nhỏ hiện nay, bệnh sởi đang có dấu hiệu “tấn công” đối với cả người lớn.

Triệu chứng mắc bệnh sởi ở người lớn là: sốt, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ, không chịu được ánh sáng, có đốm Koplik gồm những nốt nhỏ xíu với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng, ở hai bên má.

Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi... với các triệu chứng khó thở, ho nhiều, khàn tiếng... Đặc biệt ở người lớn hay bị biến chứng viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp... với biểu hiện: co giật, hôn mê, những biến chứng này rất dễ gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra còn có các biến chứng: hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, viêm ruột, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc dẫn tới mù vĩnh viễn...

Do đó, mọi người cần chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp: nếu chưa có miễn dịch với bệnh sởi, bạn nên đến cơ sở y tế để được hướng dẫn tiêm phòng. Tránh tiếp xúc với bệnh nhân sởi. Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.

BS. Ninh Hồng

 

Bệnh Sởi
Sởi và biến chứng
(cập nhật liên tục)
Sởi và cách phòng chống

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]