Người thành công sẽ 'ôm hôn' thử thách

Cái gì đến, hoan nghênh cái đó, luôn luôn tận dụng tất cả để đạt được mục tiêu.

15.6084

Nội dung nổi bật:

Paul B.Brown là người cộng tác lâu năm với Thời Báo New York, đồng tác giả cuốn sách "Khách hàng trọn đời". Ông viết rằng: muốn thành công, hãy đón chào thử thách như một món quà. Đúng vậy, khi hoan nghênh khó khăn, ta được trao tặng ba món quà sau:

(i) "Tin xấu", đơn thuần chỉ là "tin xấu".

(ii) Có thông tin mới, nhìn thấy con đường mới.

(iii) Biết cái mà người khác không biết.


Sau đây là ba sự thật không thể tranh cãi:

1. Nếu làm lại y hệt những gì người khác làm, ta sẽ không bao giờ có được lợi thế cạnh tranh và chẳng có gì nổi bật so với những người xung quanh cả.

2. Đời không thiếu gì cơ hội, quan trọng là biết làm thế nào để giải quyết nhu cầu thị trường.

3. Giải quyết nhu cầu thị trường là một việc khó. Nhưng nếu ta nói "khó quá, sức tôi không làm được" như bao người khác, ta cũng sẽ chỉ như những người không dám đón nhận thử thách, không có được lợi thế cạnh tranh.

Những người thành công luôn làm nhiều hơn người khác. Bạn có thể chỉ vào người này người kia và bảo "số họ may, sinh ra nhà đã có điều kiện", nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ muốn dựa dẫm vào mỗi vận may không thôi, đúng không? Như vậy, nếu muốn trở nên nổi bật so với đám đông, hay nói cách khác là "thành công", hãy hoan nghênh thử thách để rồi vượt qua tất cả!

Tất cả mọi thứ đều là "món quà"

Trong cuộc sống cũng như công việc, những người thành công luôn tin tưởng "mọi thứ đều là món quà" và hành động theo niềm tin ấy. Khi giả định mọi thứ đều là món quà tặng, ta sẽ nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực và háo hức đón nhận và trải nghiệm, ví dụ như làm một vụ kinh doanh mạo hiểm, tung ra dòng sản phẩm mới trên một thị trường cạnh tranh siêu khốc liệt.

Tại sao họ lại làm vậy, đó là bởi ba lý do sau:

1. Tin xấu, nó chỉ đơn giản tin xấu

Sẽ có những người không thích sản phẩm, dịch vụ hay lối sống của bạn. Càng biết sớm, bạn càng có khả năng tối thiểu hóa tổn thất.

2. Thông tin mới mở ra con đường mới

Bạn tự nhủ rằng thế giới này cần một nhà hàng kiểu Ý hoàn hảo hơn nhưng không ai ủng hộ. Trong quá trình đi tìm lời giải thích tại sao, bạn sẽ vô tình gặp được những lời chia sẻ ví dụ như: "Anh biết tôi thích gì không? Đó là một ứng dụng mà khi tôi gõ "Tối nay tôi đang muốn trải nghiệm cuộc sống Ý hạng nhất với giá dưới 75 USD", thế rồi có ba lựa chọn gần nhất hiện ra". Thế là bỗng dưng bạn lại được lôi vào ngành kinh doanh phần mềm!

3. Biết cái người khác không biết

Dĩ nhiên là ta chẳng hề mong đợi khó khăn nhưng đó là thứ đẩy ta tiến xa hơn so với những con người chỉ biết nghĩ mà không làm. Ta biết những điều họ không biết, những kiến thức đó là tài sản vô giá. Nhờ đó mà ta dẫn đầu trò chơi!

Giả sử bạn đang vô cùng thất vọng vì ban đầu đã chắc mẩm rằng sếp sẽ "ok" cho ý tưởng marketing mới nhưng rồi cuối cùng sếp lại nói "không". Thử thách của bạn không phải là những con người có liên quan mà là chính vấn đề đang diễn ra. Phần lớn người ta sẽ tiến hành giải quyết vấn đề (Có lẽ sếp sẽ "ok" nếu mình làm theo cách khác chăng?), và thế là vấn đề tan biến. Một lần nữa, bạn biết được những điều mà người khác không biết, ví dụ như: "Thì ra sếp thích A, ghét B".

Nhưng nếu không giải quyết được thì sao (Sếp ghét luôn cả A lẫn B)? Hãy chấp nhận điều ấy đến độ trân trọng! Hãy coi đó là cơ hội không bao giờ thay đổi và biến nó thành tài sản vô giá của riêng mình. Chúng ta có thể làm gì với những thứ không bao giờ thay đổi? Có thể đó là cánh cửa dẫn đến một cơ hội tiềm tàng.

Quan trọng là hãy luôn ghi nhớ rằng:

Người thành công làm việc bằng những gì họ đang có, cái gì đến, hoan nghênh cái đó, và luôn luôn tận dụng tất cả để đạt được mục tiêu. Vì vậy, họ rất cảm ơn những thách thức, nỗi thất vọng và điều ngoài ý muốn. Chúng mang lại cho họ thông tin và nguồn sức mạnh riêng không ai có được. Từ đó, tỉ lệ thành công tăng, họ mãi mãi là người dẫn đầu.

Thùy An

Theo Trí Thức Trẻ/Forbes

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]