Người ứng cử ĐBQH phải có giấy khám sức khỏe tâm thần

Chiều 5/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Luật bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân.

15.5906

Theo các ĐBQH hiện quy định của Luật về hồ sơ người ứng cử đang quá thiếu, đơn giản quá. 

Cụ thể ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng, hồ sơ người ứng cử nhất thiết phải bổ sung thêm lý lịch tư pháp và giấy khám sức khỏe.

“Giấy khám sức khỏe ở đây không phải loại khám qua loa rồi tích vào cho đủ như giấy khám sức khỏe để lấy giấy đăng ký lái xe, mà phải có trắc nghiệm về trình độ thần kinh, tâm lý. 

Tâm thần của anh không qua được trắc nghiệm thì không nên ứng cử. Nhiệm kỳ 5 năm dài lắm, nhiều áp lực mà tinh thần không tốt thì khó hoàn thành nhiệm vụ với dân” – ông Nghĩa nói.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, hồ sơ ứng cử ĐBQH phải bổ sung thêm giấy khám sức khỏe về tâm lý, tâm thần

Đồng tình với ĐB Nghĩa, ĐB Võ Thị Dung cũng cho rằng cần phải bổ sung quy định về hồ sơ và lý lịch tư pháp người ứng cử. Bà Dung cũng băn khoăn về tiêu chuẩn người ứng cử.

Theo bà, trong trường hợp người ứng cử đông nhưng nếu không cung cấp lý lịch tư pháp trong hồ sơ, giấy khám sức khỏe thì sẽ dẫn tới hiện trạng cử tri không biết sự lựa chọn của mình với người ứng cử đó có chính xác không. Người ứng cử đó có đủ sức khỏe để đảm nhiệm nhiệm vụ là “tiếng nói của cử tri” trong suốt nhiệm kỳ của mình hay không. Thực tế nhiều nhiệm kỳ qua, người ứng cử xác nhận thường trú ở địa phương là không đạt yêu cầu.

“Đây là cuộc bầu cử tốn kém tiền của dân thì phải làm sao lựa chọn những người xứng đáng nhất” – ĐB Dung nói.

Còn ĐB Đỗ Văn Đương góp ý, tiêu chuẩn ĐBQH phải được luật hóa một cách cụ thể, để cử tri khi nhìn vào “tiêu chuẩn” này có thể quyết định bầu hay không bầu ứng viên. Làm sao để có thể lựa chọn ra ĐB có tâm huyết, dám nói dám làm.

Ví như nếu ĐB chuyên trách tiêu chuẩn không rõ ràng, không phải là công chức có kinh nghiệm 15 năm làm việc trở lên thì e khó đảm trách được những trọng trách nặng nề “gánh” trên vai người ĐB khi trúng cử.

“Tôi nhìn vào dự thảo này tôi thấy đơn giản quá. Tôi dám chắc là nhiều ĐB ở đây khi được giao cho đọc án oan sai cũng không không phát hiện được đâu”- ĐB Đương nêu quan điểm.

Thêm nữa, những tiêu chuẩn này sẽ là cơ sở để có thể lựa chọn ĐB xứng đáng, dám nói ý kiến của dân. Cơ quan có thẩm quyền nhìn vào đó giới thiệu, vận động bầu cử và cử tri thấy để bầu.

Trường Giang

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]