Nguồn phóng xạ bị rò rỉ có thể gây ung thư, biến đổi gen

Các nguồn phóng xạ trong thiết bị từng bị thất lạc ảnh hưởng tới sức khỏe con người có thể bị ung thư, biến đổi xiên nếu nguồn phóng xạ bị rò rỉ.

15.599

Thiết bị chứa phóng xạ được tìm thấy.

Theo Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM, nhân viên Công ty TNHH Apave Châu Á-Thái Bình Dương phát hiện bị thất lạc 01 thiết bị có chứa 01 nguồn phóng xạ kín Ir-192 (Iridium-192) tại nhà trọ (địa chỉ số 521/67/60A, đường Nguyễn Đình Khơi, phường 4, quận Tân Bình), lo ngại thiết bị này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nên cơ quan này đã gửi thông tin tìm kiếm.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Đặng Thế Căn - Bệnh viện K Hà Nội cho biết nguồn phóng xạ kín Ir-192 (Iridium-192) có trong thiết bị như thông báo tìm kiếm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người phát hiện ra nó. Điều ông Căn lo lắng nhất là nguồn phóng xạ này bị rò rỉ ra ngoài.

Trong bảng thông báo của Sở Khoa học công nghệ TP.HCM không thông báo rõ thiết bị này là loại thiết bị gì nên các bác sĩ cũng khó đánh giá cụ thể tác hại của nguồn phóng xạ. Ở dòng phòng xạ Iridium, có thời gian bán hủy ngắn, khoảng 6 tháng nên mức độ ảnh hưởng thấp hơn. 

Nếu trong thiết bị này có chứa nguồn phóng xạ Urani thì mức độ nguy hiểm khó lường hơn. Nếu tiếp cận nguồn phóng xạ Urani người ta có thể tử vong ngay.

Thiết bị thất lạc vô cùng nguy hiểm vì nằm trong khu dân cư. Nếu bị rò rỉ có thể gây ngộ độc phóng xạ với các triệu chứng buồn nôn, đau đầu. Khi tia phóng xạ tiếp xúc vào cơ thể có thể gây suy yếu, cháy da ở vùng tiếp xúc, nếu tiếp xúc vào tủy xương có thể gây suy tủy, dẫn đến mắc các bệnh về máu. 

Còn về mặt nguyên tắc việc tiếp nhiễm phóng xạ, trước tiên là nguyên nhân chính gây ra thương tổn lên hệ thống miễn nhiễm của con người, sau đó lây lan đến các tế bào trong cơ thể. 

Ngoài ra chất phóng xạ còn là nguyên nhân của sự biến đổi gene, từ đó có thể xuất hiện nhiều biến chứng như ung thư, và có thể gây ra tình trạng dị hình dị dạng cho con cháu về sau.

Ví dụ, trong điều trị ung thư, ngày trước người ta sử dụng loại tia phóng xạ Cobalt là một kim loại cứng, khi tiếp xúc với các khối u làm phá hủy khối u ác tính và các tế bào lành tính cũng bị ảnh hưởng. Nhưng vì điều trị bệnh tật nên người ta phải chấp nhận.

Sau khi xem xét qua miêu tả và cấu tạo của sản phẩm bị thất lạc này, bác sĩ Căn thở phao "may mà nó chỉ là thiết bị cầm tay và có lớp Uran nghèo bảo vệ nếu không sẽ khó lường được nguy hại. Truy tìm thiết bị này chỉ cần có máy dò tìm phóng xạ sẽ tìm được".

Đối với các thiết bị có chứa nguồn phóng xạ, bác sĩ Căn cho biết trong y tế được đảm bảo rất chặt chẽ, cho vào thùng như dạng contairne có bánh xe để ở phòng đặc biệt và truyền vào bệnh nhân qua đường dây dẫn để không rò rỉ nguồn phóng xạ.

Khánh Ngọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]