Nguy cơ cao dậy thì sớm ở trẻ sinh nhẹ cân

Theo một nghiên cứu ở Đức, những đứa trẻ sinh nhẹ cân sẽ dễ đối diện với nguy cơ dậy thì sớm hơn so với những trẻ sinh ra có thể trọng nặng hơn.

15.6052

Trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ cao dậy thì sớm

Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh dẫn tin theo Findmeacure, những đứa trẻ khi sinh có trọng lượng dưới 3kg thường dậy thì sớm hơn so với những đứa trẻ sinh ra có thể trọng nặng hơn, đồng thời chúng còn có thể đối diện với nguy cơ phát triển vài thể ung thư sau này.

Đó là nội dung cuộc nghiên cứu vừa được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Trẻ em ở Dortmund, Đức, theo dõi 215 trẻ trai và trẻ gái từ lúc mới sinh cho đến giai đoạn 13 tuổi.

Kết quả nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (Mỹ), cho biết những đứa trẻ tăng cân quá nhanh trong một hai năm đầu đời cũng có nhiều khả năng đối diện với nguy cơ dậy thì sớm.

Cụ thể, những đứa trẻ có trọng lượng trung bình khi sinh từ 2,5kg đến 3kg, tuổi dậy thì sẽ phát triển sớm hơn những trẻ nặng cân hơn khoảng 7 tháng. Trong khi những đứa trẻ tăng cân nhanh trong vòng một hai năm đầu đời, sẽ dậy thì sớm hơn 4 tháng so với những đứa trẻ tăng cân ở mức độ bình thường. Và những đứa trẻ vừa nhẹ cân khi sinh vừa tăng cân nhanh trong vòng một hai năm đầu đời cũng dễ đối diện với nguy cơ dậy thì sớm.

Các nhà nghiên cứu cũng xác nhận rằng, những trẻ gái tăng cân nhanh khi còn nhỏ có khuynh hướng xuất hiện kinh nguyệt lần đầu sớm hơn so với những trẻ phát triển bình thường khác.

Đồng thời, các nhà khoa học cho biết, tình trạng dậy thì sớm còn có thể liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc phải vài thể ung thư ở trẻ sau này, bao gồm ung thư vú ở nữ và ung thư tinh hoàn ở nam, do quá trình thay đổi hormone trong cơ thể của những trẻ này có thể là tác nhân gây bệnh.

Giáo sư Anja Kroke - người chủ trì cuộc nghiên cứu - nói rằng, cần tiến hành thêm nhiều cuộc nghiên cứu nữa để nhận dạng chính xác về cơ chế sinh lý học của cơ thể dẫn đến tình trạng trẻ sinh nhẹ cân và tăng cân nhanh sau sinh ảnh hưởng đến việc dậy thì sớm như thế nào.

Tuy nhiên, trước khi các cuộc nghiên cứu nữa được tiến hành, lời khuyên tốt nhất dành cho các bậc cha mẹ là hãy quan tâm đến sức khỏe của trẻ ngay từ nhỏ, bằng việc khuyến khích chúng thực hiện các thói quen ăn uống lành mạnh (dựa trên chế độ ăn nhiều thực vật), thường xuyên hoạt động thể chất và duy trì thể trọng ở mức thích hợp.

Chúng tôi tiên đoán rằng, bằng việc tuân thủ thực hiện ba thói quen lành mạnh trên có thể giúp ngăn ngừa được 1/3 các trường hợp ung thư thông thường nhất phát triển trong cộng đồng trong tương lai, giáo sư Anja Kroke khuyến cáo.

Nguyên nhân khiến trẻ sinh nhẹ cân

1. Khả năng phát triển thai thay đổi:

Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, do bất thường về di truyền hoặc dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, nhiễm trùng trong tử cung, tiếp xúc với chất gây ung thư hoặc thuốc, rối loạn điều hòa nội tiết...

2. Cung cấp dinh dưỡng không đủ:

Do chức năng rau thai không đủ (trong trường hợp đa thai, sinh già tháng, bất thường bánh rau, viêm bánh rau), do suy dòng máu qua bánh rau hoặc giảm vận chuyển oxy (trường hợp mẹ bị sản giật hoặc tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, mẹ sống trên vùng cao hoặc hút thuốc lá).

Sự tăng trưởng thai trong 6 tháng đầu chủ yếu bị ảnh hưởng bởi yếu tố liên quan đến di truyền. Nhiễm trùng trong tử cung hoặc tiếp xúc độc chất (như chì) nếu xảy ra trong giai đoạn phân chia tế bào có thể làm thay đổi khả năng phát triển của thai. Trẻ sinh ra từ bà mẹ có điều trị bằng hydantoin (thuốc chống chuyển hóa) hoặc thuốc có cocain, heroin, alcohol... thường bị chậm phát triển.

Quá trình tăng trưởng của thai trong 3 tháng cuối ảnh hưởng chủ yếu bởi sự cung cấp dinh dưỡng qua rau, cụ thể là chức năng của bánh rau, sự thay đổi mạch máu tử cung hoặc cả hai. Chức năng bánh rau không đầy đủ có thể do nhồi máu bánh rau, u mạch máu, thuyên tắc mạch máu, dây rốn bất thường, rau bong non.

Các bệnh lý của mẹ như sản giật, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận có thể gây giảm lưu lượng máu tử cung - bánh rau và làm thai chậm phát triển. Việc hút thuốc lá khi mang thai sẽ làm giảm rõ rệt cân nặng lúc sinh của trẻ (có thể giảm cả chiều cao và vòng đầu).

Trẻ nhẹ cân có hàm lượng sản phẩm nitrogen trong máu cao (như ammonia, urea và acid uric), chứng tỏ có tăng dị hóa protein. Chúng cũng có rối loạn tân tạo glucose và phân hủy glycogen. Do đó, trẻ nhẹ cân thường có khuynh hướng hạ đường huyết kéo dài trong nhiều tuần.

bào thai suy dinh dưỡng, tim, phổi, thận to hơn trẻ bình thường cùng cân nặng, trong khi lách, gan, tuyến thượng thận, tuyến ức lại nhỏ hơn. Dự trữ glycogen trong tim và gan giảm, sợi cơ tim nhỏ hơn bình thường.

Nên đọc

Các vấn đề thường gặp ở trẻ nhẹ cân là ngạt (nguyên nhân chính gây tử vong), viêm phổi, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đa hồng cầu, có những bệnh lý do dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng bào thai. Thai nhi càng chậm phát triển thì nguy cơ thai lưu, sinh ngạt, hạ đường huyết, hạ canxi máu, đa hồng cầu càng tăng.

Trẻ nhẹ cân cân đối thường bị giảm khả năng tăng trưởng từ giai đoạn đầu của bào thai. Còn ở trẻ nhẹ cân không cân đối, khả năng này chỉ giảm trong giai đoạn ngắn cuối thai kỳ nên thường có dự hậu tốt hơn.

Đa số trẻ nhẹ cân sẽ tăng trưởng nhanh, bắt kịp trẻ bình thường trong 3-6 tháng đầu sau sinh. Tuy vậy, sau giai đoạn nhũ nhi (15-18 tháng tuổi) và có thể kéo dài tới 7 tuổi, chúng sẽ có cân nặng, chiều cao và vòng đầu nhỏ hơn trẻ bình thường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng chậm phát triển trong tử cung có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng của trẻ. Những trẻ nhẹ cân không cân đối sẽ phát triển nhanh hơn một chút.

Khi so sánh trẻ sinh non nhẹ cân và trẻ sinh non đủ cân lúc chúng đã có cùng cân nặng, người ta thấy trẻ nhẹ cân chủ yếu tăng nước và chất béo, ít tăng chất đạm hơn trẻ đủ cân.

Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Trong những năm đầu, tỷ lệ phát triển thần kinh bất thường, chậm phát triển tâm thần ở trẻ sinh non dưới 1.500 g cao hơn ở trẻ đủ cân.

Trong lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn - vận động và khả năng đọc thấp hơn trẻ bình thường. Các vấn đề về cư xử như kích động, kém phối hợp động tác, khó tập trung... cũng thường gặp hơn ở trẻ nhẹ cân.

Thuốc tham khảo:

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]