Nguy cơ khi đi giày thể thao không phù hợp

Khi chọn giày thể thao, bạn thường chú ý đến kiểu dáng và màu sắc bắt mắt mà quên tìm hiểu cách lựa chọn chúng như nào là tốt nhất?

15.5804


Những nguy cơ

 

Bất cứ ai khi thường xuyên chơi thể thao đều phải đối mặt với những rủi ro nơi bàn chân, mắt cá chân và các chấn thương khác. Nhưng nguy cơ này có thể giảm thiểu nếu mang giày phù hợp và vận động đúng.

 

Cách chọn giày thể thao theo cảm tính riêng là hoàn toàn sai. Chân cần phải cảm thấy thoải mái nhất khi đi giày. Giày phải phù hợp với hình dáng bàn chân (dạng bình thường, dạng ngửa cong ra ngoài, hoặc dạng úp khum vào trong), không quá rộng cũng không quá chật. Nếu quá chật, chân sẽ phải học cách thích ứng và có thể dẫn tới những nguy cơ sau:

 

- Vết bỏng giộp, phồng da

- Chân bị chai, sần

- Nốt viêm tấy ở kẽ ngón chân cái

- Chai chân

- Ngón chân khoằm xuống

- Sự biến dạng chân

- Gây ra những tổn thương nơi bàn chân, mắt cá nhân và các vị trí khác.

 

Cách lựa chọn giày thể thao

 

Nếu luyện tập trên 3 lần/ tuần thì giày thể thao là người bạn đồng hành tốt nhất. Vậy nên khâu chọn lựa rất quan trọng:

 

- Thử cả hai bàn chân khi đo giày. Vì bàn chân có thể tăng/ giảm kích cỡ hơn so với đôi giày cũ.

 

- Thử giày ở bàn chân lớn nhất. Hầu hết mọi người đều có một bàn chân lớn hơn chân kia.

 

- Thử giày cùng với loại tất và quần áo thể thao bạn sẽ mặc cùng.

 

- Ngoáy ngó ngón chân. Nếu các ngón chân có thể tự do ngoáy ngó trong giàynó rất phù hợp với bạn.

 

- Chú ý kích cỡ và kiểu dáng của các thương hiệu giày khác nhau.

 

- Rất thoải mái khi thử giày.

 

- Nếu có thể hãy đi bộ hay chạy thử.

 

- Thấy gót chân của bạn thật vững chắc.

 

Thời gian tốt nhất nên thay giày mới?

 

Thời gian để thay thế một đôi giày thể thao phụ thuộc vào tần suất sử dụng, tình trạng và tuổi của giày. Giày thể thao nói chung nên được thay thế khi:

 

- đi/chạy được 4.800-8.000km

 

- 300 giờ tích cực hoạt động cùng với giày

 

- 45-60 giờ bóng rổ, aerobic dance hay quần vợt

 

Nên thường xuyên kiểm tra 4 phần chính của giày thể thao là phần ngoài cùng của đế giày; phần giữa giày; phần gót chân – điểm dễ bị tổn thương giúp giữ chân, ngăn cản chuyển động quá mức gót chân; phần giày gần xương ống chân (khu vực giày uốn vòng cung)

 

Chú ý:

 

Ngay cả khi giày ít được sử dụng thì vẫn cần thay mới vì chất lượng giày sẽ giảm dần do tác động của môi trường.

 

Trước khi mua một đôi giày thể thao mới, hãy xem những đôi giày cũ đã mòn như nào. Từ đó để chọn một loại giày mới phù hợp hơn.

 

Theo Lê Nhi - Dân trí/MOT

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]