Nguy hại từ những phương pháp làm đẹp phổ biến

Nối mi, nối tóc hay xăm mi, xăm lông mày... đang là những mốt làm đẹp giúp teen girl có được vẻ đẹp dài lâu, không tốn công make up.

0

Cô gái nào cũng mong muốn mình được đẹp mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy, make up cùng với những công nghệ làm đẹp "dài lâu", đơn giản, không đau đớn như nối mi, nối tóc, xăm phun lông mày... đang được nhiều bạn gái tin tưởng để cải thiện nhan sắc. Tuy nhiên, đối với những bộ phận "bị tác động" này, nếu bạn không chăm sóc, vệ sinh cẩn thận thì rất dễ gây ra những hậu quả khôn lường.

Phun, xăm mi mắt

Đôi mắt sắc nét với đường kẻ sát viền mi

Eyeliner là bí quyết làm đẹp của nhiều cô gái

Đường kẻ eyeliner ở mắt là bí quyết làm đẹp của không ít cô gái. Không cần trang điểm cầu kì, chỉ với đường kẻ mảnh mai trên mi mắt là bạn trông đã cuốn hút, quyến rũ và sắc sảo hơn hẳn. Tuy nhiên, việc kẻ mắt vào buổi sáng và tẩy trang vào buổi tối, cũng như khả năng dễ dàng bị trôi trong quá trình hoạt động hàng ngày, đổ mồ hôi, dính nước... khiến bạn cảm thấy chán nản. Chính vì thế, công nghệ phun, xăm mi mắt để sở hữu đường kẻ vĩnh viên là cứu cánh của các cô gái.

Tuy nhiên, vì mắt là vùng nhạy cảm, khi phun xăm sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như dị ứng, sẹo hay hình thành u hạt, u cục nhỏ quanh chỗ xăm. Nếu muốn khắc phục, bạn sẽ phải phẫu thuật lại để loại bỏ hoàn toàn. Trong trường hợp nặng hơn, kim phun xăm đâm quá sâu, xuyên qua mi mắt và đụng vào nhãn cầu hoàn toàn có thể gây ra mù lòa. 

Qua thời gian, đường phun, xăm cũng có thể mờ dần gây mất thẩm mỹ thế nhưng việc xóa xăm ở vùng da mi mắt mỏng manh là vô cùng khó khăn.

Nối mi, sử dụng lông mi giả

Lông mi dài, cong vút là niềm mơ ước của mọi cô gái, giúp đôi mắt trở nên to, tròn và hút hồn hơn. Hiện nay, để có được làn mi mơ ước đó, các bạn gái thường nhờ cậy đến 2 phương pháp làm đẹp phổ biến là gắn mi giả và nối mi.

Đôi mắt được gắn mi giả của cô gái trông to, tròn và cuốn hút hơn

Cả 2 phương pháp đều nhờ cậy đến đôi lông mi giả để gắn vào mi mắt và cố định bằng keo dính. Tuy nhiên, nếu như gắn mi giả chỉ có thể sử dụng trong 1 ngày và bạn sẽ phải gỡ ra trước khi ngủ thì nối mi lại có thể được cố định trong 3 tuần và sau đó, bạn chỉ cần ra cửa hàng để nhân viên dặm lại các mối nối. 

Sợi lông mi giả thường cứng và dài, lớp keo dính trên mi mắt lại là nơi lý tưởng để vi khuẩn, mồ hôi và chất bã nhờn tích tụ gây ra nhiễm khuẩn, viêm ngứa. Chính vì thế, đối với cách gắn mi giả, bạn cần tẩy trang kĩ phần mắt sau khi gỡ mi và không tái sử dụng cặp mi giả đó. Còn trường hợp nối mi thì lại càng phải vệ sinh đúng cách vùng giữa các sợi lông mi.

Khi tháo mi giả, các sợi lông mi thật rất dễ bị rụng theo khiến làn mi của bạn trở nên thưa thớt.

Nối tóc

Phương pháp làm đẹp này vô cùng phổ biển đối với những cô gái ưa thích sự thay đổi, các cô gái có thể khiến bạn bè "mắt tròn mắt dẹt" khi hôm trước tóc ngắn cá tính, hôm sau đã dài thướt tha.

Tóc giả được gắn vào tóc thật bằng keo hay kĩ thuật dệt tóc

Giống như nối mi, các sợ tóc giả sẽ được gắn với tóc thật bằng keo dính sát chân tóc hoặc dệt vào tóc tự nhiên. Tuy nhiên, sức nặng của tóc nối và keo dán sẽ kéo căng da đầu, gây ra hiện tượng đau đầu và ngứa ngáy. Hiện tượng kéo giãn lâu dài dễ khiến tóc bị rời khỏi nang tóc, dẫn đến rụng tóc. 

Nghiêm trọng hơn là bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng do keo dán, latex hoặc hóa chất được sử dụng trong khi nối tóc. Bạn sẽ thấy cảm giác ngứa râm ran và nổi mẩn đỏ trên da đầu, lan dần xuống mặt và cổ. Nếu thấy các triệu trứng trên bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]