Nguy hại và cách ứng phó khi trẻ dẫm phải đinh

Giẫm phải đinh, đặc biệt là đinh gỉ dễ làm trẻ bị nhiễm trùng và uốn ván. Vết thương do đinh cần phải được sát trùng ngay.

15.6028

Vnexpress đưa tin, chỉ vài ngày sau khi giẫm phải đinh, bé Lê (11 tuổi) cứng hàm, khó nuốt với chẩn đoán biến chứng do bệnh uốn ván.Bệnh nhân được đưa từ Trà Vinh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM trong tình trạng suy hô hấp. Các xét nghiệm sau đó cho thấy, phổi của bé bị xẹp, ứ đầy đờm nhớt.

Các bác sĩ  thực hiện các xét nghiệm khác nhau và kết luận: Bé trai bị nhiễm trùng uốn ván do giẫm phải định từ mấy ngày trước.

Sự việc trên một lần nữa báo động về sự mất an toàn của trẻ trong khi vui chơi. Trẻ em là đối tượng luôn hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh và mọi nguy hiểm đều rình rập và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ không may giẫm phải đinh thì hệ quả khó mà có thể lường trước hết được.

Nguy hại khi trẻ giẫm phải đinh

Bị nhiễm trùng nặng: Khi trẻ giẫm phải đinh, nếu cha mẹ không biết cách xử lý kịp  thời và đúng đắn sẽ làm vết thương trở nên trầm trọng hơn, chủ yếu là bị nhiễm trùng nặng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi trùng ở môi trường xung quanh xâm nhập và gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Bị uốn ván: Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào vết thương, tiết ra các độc tố, gây bệnh uốn ván. Độc tố này gây nhiễm độc lên hệ thần kinh vận động, khiến trẻ dễ bị co cứng toàn thân và bị co giật liên tục.

Theo con số thống kê thì hiện nay có đến 1/3 ca mắc bệnh uốn ván nặng đều bắt nguồn từ những vết xước nhỏ của bản thân người bệnh như giẫm phải các vật nhọn, trầy xước trong quá trình lao động,… Vi khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi trong đất, cát, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không đươc tiệt trùng,… khi lọt vào các vết thương như chân giẫm phải đinh thì dễ dàng tác động và gây nguy hiểm cho trẻ.

Nguy cơ tử vong cao: Khi cha mẹ tự ý chữa vết thương cho trẻ, mua thuốc kháng sinh về điều trị mà ít chủ động tìm đến bác sĩ đề xử lý vết thương kịp thời và tiêm phòng vắc xin uốn ván. Nhiều trường hợp để quá lâu, khi diễn biến bệnh nặng thêm, không chữa trị nhanh chóng có thể dẫn đến tử vong.

Theo đó, tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do mắc bệnh uốn ván là khoảng 5%. Để phòng bệnh uốn ván, theo lời khuyên của bác sĩ, ban cần giải phóng dị vật trong vết thương như cát, đất… và đến ngay bệnh viện để được tiêm huyết thanh chứa kháng thể uốn ván và tiêm vắc xin phòng bệnh.

Ứng phó khi trẻ giẫm phải đinh

Theo Sức khỏe & đời sống, khi đinh đâm vào đã bị loại bỏ, không còn găm vào chân bé, bạn cần xem xét kĩ vết thương là to hay nhỏ, nông hay sâu, có chảy máu nhiều không và có bị dính đất cát hay vật gì trong vết thương hay không.

Bạn rửa sạch vết thương bằng xà phòng và cầm máu bằng cách: Bóp hay ấn lên vết thương một lúc, máu sẽ ngừng chảy, bạn bôi thuốc sát trùng và băng lại.

Qua những bước sơ cứu kể trên bạn nên đưa trẻ đi tiêm phòng uốn ván ngay (đối với trẻ chưa tiêm phòng). Trẻ tiêm phòng rồi, cũng cần đến gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Đối với trường hợp đinh vẫn găm vào chân, bạn dùng một miếng gạc vô trùng bọc xung quạn đinh, rồi đặt các tấm lót chèn vào xung quanh để đinh không di chuyển, băng ép để cố định các tấm lót. Sau đó bạn đưa trẻ đi khám bác sĩ để lấy đinh ra khỏi chân và chữa trị dứt điểm.

Tham khảo thuốc:

Zinnat: Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi và viêm phế khuẩn cấp. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng ví dụ như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amygdale và viêm họng.

Phùng Nguyễn

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]