Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Đau mắt đỏ dễ lây, cần chủ động phòng khi chưa có dịch. Hiện nay dịch đang lây lan nhanh, vì vậy mỗi người cần phải quan tâm hơn việc phòng bệnh cho bản thân mình.

15.5832

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Có nhiều trường hợp, trong cùng một gia đình có đến 3-4 người cùng mắc bệnh do lây lan. Tuy nhiên, đau mắt đỏ không phải là bệnh nặng nếu người dân biết cách chữa trị và chăm sóc kịp thời, bác sỹ Cương cho biết.

Dấu hiệu bị đau mắt đỏ

Theo các chuyên gia y tế, bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng với các biểu hiện ban đầu là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm. Ở thể nặng hơn, bệnh nhân có thể bị phù mắt đỏ, có màng trong mắt. Người bệnh còn có biểu hiện toàn thân sốt nhẹ, viêm mũi- họng, nổi hạch trước tai, sợ ánh sáng, mỗi khi nuốt nước bọt họng đau và nổi hạch.

Bệnh đau mắt đỏ có đường lây đa dạng như qua tiếp xúc trực tiếp đường tay-mắt, hơi thở, nước bọt… Thông thường bệnh chỉ diễn biến và khỏi trong vòng từ 5-7 ngày, tuy nhiên sau thời gian này nếu bệnh không đỡ hoặc thấy có các triệu chứng bệnh cùng lúc ở mắt, họng và nổi hạch thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt để được điều trị kịp thời, tránh gây nhiều biến chứng về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi.

Khi đã mắc bệnh, người bệnh cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi, tránh khói bụi, đeo kính mát giúp mắt bớt kích thích với ánh sáng chói hoặc có thể chườm đá lạnh cho mắt dễ chịu hơn. Đặc biệt bệnh nhân bị đau mắt đỏ không nên tự pha nước muối loãng để rửa mắt vì nếu nồng độ nước muối không phù hơp có thể gây bỏng rát mắt. Tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý theo chỉ định của bác sỹ.

Bênh cạnh đó, người nhà bệnh nhân không nên dùng chung đồ vật và nói chuyện đối diện với người bệnh, đồng thời nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng. Đặc biệt khi mắc bệnh không được đến bể bơi.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chỉ có nguyên nhân do virus là dễ lây lan và có thể gây thành dịch. Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đau mắt đỏ vì bệnh có thể lây lan qua hô hấp, nước bọt, hoặc tiếp xúc với các đồ dùng của người bị bệnh.

Dấu hiệu để có thể nhận biết bệnh đau mắt đỏ như sau:

Bệnh nhân thường có những cảm giác ở mắt như nóng rát, đau, nặng mắt, cảm giác như có hạt cát trong mắt, đôi khi kèm theo nhìn mờ, nhìn thấy quầng màu và sợ ánh sáng. Mi mắt sưng nhẹ, kết mạc mi sưng đỏ, chảy nước mắt. Mắt có nhiều ghèn (nhử mắt), có thể bó chặt bờ mi lúc ngủ dậy. Người bệnh cảm thấy nó cồm cộm như có hạt cát, hạt bụi trong mắt.

Với trẻ em cò thể kèm theo triệu chứng trẻ sốt nhẹ, chảy nước mũi, có hạch ở góc hàm

Đến 70% đau mắt đỏ sẽ khỏi nếu rửa mắt hằng ngày, tra thuốc còn trong những trường hợp có tổn thương ở giác mạc nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét giác mạc, sau điều khị có thể ảnh hưởng tới thị lực.

Cách phòng tránh dịch đau mắt đỏ

Khi bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh thì nên đi khám kịp thời ở những bệnh viện có chuyên khoa mắt. Việc dùng thuốc tùy tiện không đúng chỉ định của bác sỹ sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm về mắt.

+ Phòng bệnh khi chưa có dịch

- Bệnh rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng. Vì vậy cần phải: Thường xuyên rửa mặt 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng, tốt nhất giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường.

- Cần tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có va chạm bụi cát, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt vài giọt nước nhỏ mắt Natri clorid 0,9% (nước muối sinh lý).

+ Khi đang có dịch

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa. Có thể vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý, tra thuốc kháng sinh mắt. Tốt nhất là đến ngay bác sĩ khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

- Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang, tránh dùng chung đồ dùng với người bị đau mắt. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi có dấu hiệu sốt cao, ho, chảy nước mũi thì nên đi khám ngay.

- Trong vùng có dịch ( hoặc có nhiều người mắc bệnh) nên hạn chế các hoạt động tập trung đông người

- Không nên đến các bể bơi công cộng.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]