Nguyên nhân gây bệnh Delta

"16.000 trẻ em Việt Nam bị xơ hoá cơ delta là do tiêm một lượng lớn kháng sinh vào các cơ đang phát triển". Đây là kết luận trong đề tài cấp Nhà nước của Bệnh viện Nhi Trung ương, ĐH Y Hà Nội và Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ.

15.6069

Năm 2006, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh (Hà Nội) có 480 trường hợp xơ hóa cơ delta, trong đó 218 ca (từ 6-18 tuổi) được chỉ định phẫu thuật. Mặc dù đã mổ hơn 4 năm, nhưng đến nay, nhiều em phải mổ lại, hiện sinh hoạt vẫn rất khó khăn.

Lê Duy Mạnh là một trong những bệnh nhân mổ đợt đầu ở xã. Sau mổ 4 năm, hai tay của em vẫn chưa khép lại được, khi mang đồ vật hoặc với tay ra sau rất khó khăn, cho dù mỗi tuần 3 buổi, em vẫn ra Trạm y tế xã để tập luyện.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ: “Kỹ thuật mổ của chúng ta có vấn đề như chưa thắt tất cả các chất xơ. Thực ra khi mổ, ngoài các dải xơ chính còn có các dải xơ nhỏ mà phải tìm kỹ, cắt hết thì mới giải quyết được vấn đề. Thứ hai là, chúng ta phải kết hợp với tập phục hồi chức năng sau mổ, nếu như chỉ có mổ mà không tập phục hồi chức năng thì kết quả cũng là rất xấu”.

"16.000 trẻ em Việt Nam bị xơ hoá cơ Delta là do tiêm một lượng lớn kháng sinh vào các cơ đang phát triển, khiến trẻ em bị suy nhược, chậm phát triển". Đây là kết luận trong đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu về nguyên nhân gây xơ hoá cơ delta đối với trẻ em của Bệnh viện Nhi Trung ương, ĐH Y Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ TW. Đề tài đã tiến hành điều tra tại 8 tỉnh trên gần 30 nghìn đối tượng trẻ em khám và điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm cũng cho rằng: Xem xét lại hồ sơ trẻ em nằm viện từ 1997 đến 2002 ở 1 bệnh viện huyện, đưa các cháu kiểm tra sẽ có sự khác biệt giữa các cháu bị xơ hóa cơ delta và các cháu không bị thì thấy, ở giai đoạn 1997-2002, tỷ lệ tiêm vào cơ delta rất cao, 96% trường hợp trẻ đều cho tiêm và hiện nay chúng ta sử dụng rất nhiều thuốc, trung bình chúng ta sử dụng từ 2-4 loại thuốc, nhưng có những cháu dùng từ 4-6 loại thuốc và số lần tiêm cũng rất cao, trung bình là 4 lần, nhưng cũng có những cháu tiêm 6 lần/ngày vào cơ delta, chắc chắn với 1 lượng tiêm như vậy, đưa lượng kháng sinh vào cơ nhỏ bé này thì dẫn đến xơ hóa cơ delta là rất lớn. Như vậy, việc tiêm các loại thuốc nói chung, đặc biệt là kháng sinh là yếu tố, nguy cơ trực tiếp rất rõ rệt của xơ hóa cơ delta.

Các nghiên cứu cho thấy, trong nhiều năm qua, chúng ta liên tục tiêm vào cơ delta thì sẽ còn xuất hiện các trường hợp xơ hoá cơ delta mới trong vòng từ 5 đến 10 năm nữa.

Sau khi đề tài cấp Nhà nước về nguyên nhân gây xơ hóa cơ delta với trẻ em được nghiệm thu, Bệnh viện Nhi TƯ đã kiến nghị với Bộ Y tế về việc không tiêm kháng sinh vào cơ delta, chỉ như vậy mới có thể thanh toán bệnh này một cách vĩnh viễn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]