Nguyên nhân và cách điều trị tiểu dầm ở trẻ nhỏ

Tiểu dầm ở trẻ nhỏ là rối loạn của hệ tiết niệu khiến nước tiểu bài xuất bất thường, không theo ý muốn, xảy ra khi ngủ hoặc thức, vào ban ngày hay đêm.

15.5981

Theo Vnexpress, phần lớn trường hợp đái dầm không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, đặc biệt ở trẻ trên 10 tuổi, sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của các em.

Khi đó, bé có nguy cơ trở thành tâm điểm chú ý của bạn bè, bị chê cười, mất tự tin, căng thẳng, buồn rầu và mặc cảm. Lâu ngày, tâm tính của trẻ sẽ trở nên bất thường, trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập với cộng đồng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý của trẻ sau này.

Dưới đây là 8 nhóm nguyên nhân chính gây đái dầm:

Nguyên nhân trẻ bị tiểu dầm

Tiểu dầm ở trẻ nhỏ là do rối loạn hệ tiết niệu

1. Di truyền

Đái dầm tiên phát thường mang tính di truyền. Nếu cha và mẹ từng đái dầm khi nhỏ, nguy cơ đái dầm của con cái sẽ là 77%. Tỷ lệ này giảm còn 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm, và còn 15% nếu không ai trong cha mẹ từng đái dầm.

2. Giảm dung tích chức năng bàng quang

Ở nhóm trẻ này, thể tích bàng quang vẫn bình thường nhưng khả năng chứa nước tiểu lại thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Ban ngày, trẻ phải đi tiểu thường xuyên hơn, đôi khi phải chạy vội vào nhà vệ sinh để tránh sự cố. Khả năng giữ nước tiểu qua đêm cũng thấp hơn.

3. Tăng sản xuất nước tiểu về đêm

Ban đêm não sản xuất một loại hoóc môn gọi là vasopressin, giúp làm giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận, cho phép chúng ta ngủ tới sáng mà không phải dậy đi tiểu. Sản xuất không đủ hoóc môn này có thể gây đái dầm.

4. Không thể tỉnh giấc

Một số trẻ đái dầm không có khả năng tỉnh giấc khi bàng quang đạt dung tích tối đa.

5. Táo bón

Khi trực tràng bị đầy, phân có thể ép vào bàng quang, khiến cơ quan này "hiểu nhầm" và gửi tín hiệu thần kinh tới não như khi bàng quang bị đầy. Trực tràng đầy phân cũng làm giảm dung tích bàng quang hoặc khiến trẻ không thể làm rỗng tối đa cơ quan này.

6. Các yếu tố tâm lý

Trẻ có thể bị đái dầm thứ phát sau những căng thẳng đáng kể như chuyển nhà, chuyển trường, mất người thân, cha mẹ ly dị hay bị lạm dụng tình dục. Đái dầm thường mất đi khi rắc rối tâm lý được xử lý. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng rắc rối tâm lý không gây đái dầm tiên phát.

7. Lạm dụng tình dục

Lạm dụng tình dục có thể là một yếu tố gây đái dầm ở trẻ trước đó không gặp khó khăn trong vấn đề này. Cần nghĩ tới lạm dụng tình dục nếu thấy trẻ có các biểu hiện: nhiễm trùng tiết niệu mạn tĩnh, ra nhiều chất tiết vì bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, ngứa hoặc đau ở bộ phận sinh dục.

8. Các tình trạng bệnh lý

Đái dầm có thể xuất hiện ở một số bệnh lý như bệnh thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường và một số bệnh lý thần kinh. Nguyên nhân này chỉ chiếm 3% trường hợp đái dầm.

Cách chữa tiểu dầm ở trẻ

Không la mắng trẻ

Có nhiều phương pháp, mục đích là khuyến khích động viên trẻ hợp tác, tập giữ nước tiểu, đánh thức trẻ dậy đi tiểu trước giờ thường xảy ra đái dầm. Những điều cần lưu ý là:

+ Không la mắng trẻ, nên cho trẻ tự thay quần áo và chăn mền. Khuyến khích, động viên khi trẻ không đái dầm. Tránh gây áp lực mặc cảm cho trẻ.

+ Không cho uống nhiều nước 2-3 giờ trước giờ đi ngủ. Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.

+ Nên để bô đi tiểu gần giường của trẻ nếu nhà vệ sinh xa hoặc tối.

+ Nếu trẻ thường xuyên đái dầm, có thể đánh thức trẻ dậy đi tiểu trước giờ thường bị đái dầm.

Đa số trường hợp chỉ cần áp dụng phương pháp không dùng thuốc trên và chờ đợi cho trẻ lớn dần sẽ hết hẳn đái dầm.

Hạn chế điều trị bằng thuốc

Chỉ nên điều trị bằng thuốc khi các phương pháp không dùng thuốc tỏ ra không hiệu quả và trẻ đái dầm thường xuyên gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Khi điều trị bằng thuốc vẫn phải kết hợp các phương pháp không dùng thuốc. Có ba nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị đái dầm:

+ Thuốc chống co thắt bàng quang loại kháng tiết cholin: thuốc thường được dùng là Oxybutynin (thuốc Driptan mà anh kể là thuốc này).

+ Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: thường được dùng là Imipramine, Amitriptyline.

+ Dẫn chất của hormon chống bài niệu: thuốc Desmopressin dạng xịt mũi.

Hiệu quả điều trị của các thuốc nói chung trong khoảng 40-80%, khoảng 20-60% bị tái phát.

Thuốc tham khảo:

- Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá nhờ bổ sung đa dạng các chủng vi khuẩn có lợi, giúp ngăn chặn và ức chế vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

- Tăng cường khả năng hấp thu: Bổ sung acid amin, vitamin nhóm B, kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất.

Mỹ Linh

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]