Nguyên nhân và cách phòng tránh dị tật cho thai nhi

Một đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra là niềm hạnh phúc của người mẹ, của gia đình và to&agra

15.5776

Nguyên nhân thai bất thường

Hiện chưa có số liệu cụ thể và chính xác về mức độ ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ con người, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy: nguồn nước ô nhiễm, có tiếp xúc hoá chất độc hại và vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo cho thấy môi trường đang ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của các bà mẹ và em bé. Song, đa phần các dị dạng ở thai nhi là do dị dạng nhiễm sắc thể, do di truyền...

Các loại dị tật ở thai nhi

Bất thường về nhiễm sắc thể

Đây là những bất thường về di truyền (bệnh Down, hội chứng Turner...), những bất thường này thường để lại hậu quả nặng nề cho cuộc sống sau này của đứa trẻ. Để để phát hiện ra những bất thường này, hiện nay người ta tiến hành xét nghiệm sàng lọc như: siêu âm sớm (đo độ dày da gáy thai lúc 12 - 14 tuần), xét nghiệm về máu (double tests, triple tests...), chọc dò nước ối...

Bất thường về hệ thần kinh thai

Nhiều dị tật liên quan đến hệ thần kinh, có những dị tật có thể phát hiện được sớm trong 3 tháng đầu (thai vô sọ, não úng thủy, não lộn ngoài...); có những dị tật phát hiện muộn hơn như não nhỏ, bất thường về cấu trúc não. Các dị tật này có thể phát hiện được trong 3 tháng giữa của thai kỳ bằng siêu âm, xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ. Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho rằng, việc dùng axit folic (vitamin B9) trước thời kỳ có thai khoảng 1 - 2 tháng sẽ làm giảm một số bất thường về ống thần kinh.

Bất thường về hệ tim mạch

Chiếm tỷ lệ 0,4 - 0,8% trẻ được sinh ra, thường được phát hiện vào 3 tháng giữa thời kỳ mang thai. Các dị tật về tim thường có tính chất gia đình, vì vậy cần phải có thăm khám kỹ đối với những người có tiền sử gia đình và bản thân mắc bệnh. Những bệnh thường gặp là thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, đảo gốc động mạch.

Bất thường về xương: Thường hay gặp và chiếm khoảng 1% trẻ được sinh ra, nếu không phối hợp với các bất thường khác thì có thể điều trị được sau khi sinh.

Ngoài ra, còn có thể phát hiện được rất nhiều các dị tật ở các cơ quan khác thông qua thăm khám và các sàng lọc trước sinh.

Khi nào có thể xét nghiệm và phát hiện thai dị tật?

Siêu âm vào tuần thai thứ 11 - 12, đây cũng là thời điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy, nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm như: bệnh down, dị dạng tìm chi, thoái vị cơ hoành. Những trường hợp để đến từ 21 - 24 tuần, siêu âm phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Tuần 30 - 32, giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như: bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc của não. Ở tuần này, phát hiện muộn thì việc xử lý gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ, gây khó khăn cho bác sĩ và có những trường hợp không kịp xử lý và phải để gần đến ngày sinh.

Về việc xét nghiệm tiền thai sinh thiết bánh nhau, sinh thiết nước ối là hai xét nghiệm có thể dùng để chẩn đoán hội chứng Down trong thai kỳ. Tuy nhiên, các xét nghiệm này có thể gây ra sảy thai. Vì vậy, xét nghiệm chỉ được chỉ định trong các trường hợp có nguy cơ cao gây ra hội chứng Down cho thai nhi.

Ngoài ra, còn một xét nghiệm khác gọi là Triple Screening Test, đây là một xét nghiệm máu đo nồng độ các chất có liên quan đến dị tật thai nhi. Xét nghiệm được thực hiện khi thai nhi được 15 đến 18 tuần tuổi. Xét nghiệm này không xác định được thai nhi có bị Down hay không, giá trị của xét nghiệm chỉ ra nguy cơ bị Down nhiều hay ít mà thôi. Xét nghiệm dương tính có nghĩa là nguy cơ thai bị hội chứng Down rất cao. Trên thực tế cho thấy, hầu hết các bà mẹ có xét nghiệm này dương tính đều có hội chứng Down ở thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ sản khoa về việc làm xét nghiệm này.

Cách phòng tránh nguy cơ thai dị tật

Bệnh tật, hóa chất và các chất kích thích

- Rượu, cocain, chì, axit cacbônát (một chất hóa học có trong thuốc trừ sâu), thủy ngân, chất lithium (một chất hóa học gây ức chế protein, tiêu diệt tế bào), tetracycline, một số thuốc kháng sinh…

- Bệnh truyền nhiễm: Rubella, giang mai, thủy đậu…

- Các nguồn phóng xạ nguy hiểm cho sức khỏe con người nói chung, vì thế chúng cũng cực kỳ độc hại cho bà bầu.

- Viên Aspirin: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, Aspirin và một số thuốc giảm đau có nguy cơ làm tăng tỷ lệ sảy thai, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ. Thuốc còn có thể làm thai già tháng, chuyển dạ kéo dài và gây nhiều biến chứng lên bé sơ sinh ở ba tháng cuối của thai kỳ. Asprin cũng làm tăng nguy cơ chảy máu ở bà bầu. Vì thế, bạn không nên tùy ý sử dụng asprin hay bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào để điều trị đau đầu, cảm sốt… nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Chất histamin: Đây là một chất hóa học nguy hiểm được nha sĩ dùng trong quá trình hàn răng. Ngoài ra, một số thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt có chứa histamin, bà bầu cũng nên tránh sử dụng.

- Chất Iod: Một hóa chất có trong một số thuốc trị ho. Iod có thể làm suy chức năng giáp trạng ở thai nhi.

- Chất sơn móng tay: Nhiều thai phụ có cảm giác choáng váng, chóng mặt khi phải tiếp xúc hay làm việc trong môi trường nhiều hóa chất mỹ phầm như các cửa hàng, dịch vụ làm đẹp. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, một số độc tố có trong nhiều loại sơn móng tay có thể gây nên tình trạng đau đầu, thậm chí sảy thai ở bà mẹ.

- Nước uống chứa lâu trong bình nhựa: Bà bầu không nên sử dụng các loại nước, bao gồm cả nước đun sôi để nguội chứa trong bình nhựa quá 1 tuần lễ. Nước uống để trong thời gian dài có thể là môi trường phát sinh nhiều loại vi khuẩn gây hại, hơn nữa, một số hóa chất từ nhựa cũng có khả năng phân hủy, hòa tan, gây nhiễm độc nước. Nếu muốn sử dụng tiếp, tốt nhất bạn nên đun sôi lại nước lọc trong bình một lần nữa.

- Chất nhuộm tóc: Chứa coaltar hay một số chất hóa học rất độc khác có thể gây sảy thai. Ngày nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc nhuộm tóc có nồng độ hóa chất và có chỉ dẫn là an toàn với sức khỏe, nhưng bạn vẫn nên cẩn thận.

- Hóa chất tẩy rửa: Nếu có điều kiện, bạn nên nhờ người khác giúp lau chùi, nhất là tẩy rửa nhà vệ sinh, nhà bếp… trong suốt thời gian mang thai. Không phải tất cả các loại hóa chất tẩy rửa đều nguy hiểm, tuy nhiên, mùi vị của chúng thường rất mạnh, có thể làm bạn mệt mỏi, đau đầu… Trường hợp phải lau chùi, bạn nên nhớ đeo khẩu trang, găng tay và làm việc trong môi trường thoáng khí.

Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng, tránh các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt ruồi muỗi.

- Mỹ phẩm trang điểm: Chất phthalates dùng trong các mỹ phẩm, như thuốc đánh móng tay và nước hoa, có thể gây ra tật bẩm sinh khi nghiên cứu trên loài vật, tuy chưa có bằng chứng về việc chất này làm hại con người nhưng các bác sĩ khuyến cáo bạn vẫn nên cẩn thận.

- Thai phụ nên tránh dùng loại kem trị mụn có tên Retin A hay Accutane.

- Không nên sử dụng kem dưỡng da, sản phẩm chống lão hóa chứa nhiều vitamin K và E, bởi chúng chưa được thử nghiệm về giới hạn an toàn trong khi mang thai.

- Thuốc trừ sâu và các loại sơn: Chứa nhiều chất hóa học Deet có hại cho sức khỏe, khiến bạn buồn nôn, nhức đầu, thậm chí làm thai nhi chậm phát triển. Tốt nhất, bạn không nên tự mình sơn nhà hay phun thuốc trừ sâu. Nếu phải tiếp xúc trong môi trường này, bạn nên mặc áo dài tay, đeo khẩu trang hay các trang phục bảo hộ khác.

Các hóa chất này có thể lưu trên quần áo hay cư trú trên da, vì vậy bạn nên thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ sau đó.

Lưu ý trong ăn uống

- Tránh sử dụng các loại cá có nguồn thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá cờ…

- Sử dụng một lượng nhỏ các loại cá có lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá ngừ, cá polắc, cá trê…

- Không ăn các loại củ, quả mọc mầm, vì chúng thường chứa nhiều chất độc; các sản phẩm sữa, bơ, phômai chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ; uống rượu; thực phầm nhiều caffein, cocain...

- Nên rửa tay, các dụng cụ chế biến và đựng thức ăn thật sạch sẽ. Nên đi khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai để bác sĩ có thể phát hiện và điều trị dứt điểm, nếu bạn mắc phải các bệnh truyền nhiễm hay các bệnh lây qua đường tình dục.

Lưu ý: Một số nguồn độc tố trên có khả năng lưu lại trên cơ thể bạn trong một thời gian tương đối dài, kể cả khi bạn chưa mang thai. Vì vậy, đây cũng là lưu ý có tính chất khái quát dành cho sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ có thai và những người chuẩn bị mang thai.


Theo Mang thai


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]