Nguyên nhân và dấu hiệu của huyết áp kẹt

Nguyên nhân của huyết áp kẹt có thể do mất máu nội mạch, chấn thương hoặc dịch thoát khỏi nội mạch trong bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue hoặc suy tim.

0

Huyết áp là áp suất của mạch máu biểu hiện bằng hai số: số tối đa phản ánh sức bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch. Khi số đo huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

Huyết áp bình thường dưới 140/90 mm Hg, khi nào một trong 2 con số này tăng lên mới là tăng huyết áp. Người có huyết áp tâm thu (con số ghi phía trên) 140-160, hoặc huyết áp tâm trương (con số ghi phía dưới) 90-99 được coi là bị tăng huyết áp nhẹ.

Nguyên nhân gây kẹt huyết áp

+ Theo Benh.vn, nguyên nhân đầu tiên là do giảm huyết áp tâm thu.

+ Tăng huyết áp tâm trương.

Trong các trường hợp

(Ảnh minh họa)

1. Do mất máu nội mạch:

Có thể do chấn thương hoặc dịch thoát khỏi nội mạch trong bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue hoặc suy tim.

2. Bệnh van tim

+ Hẹp van động mạch chủ: khi van động mạch chủ hẹp, lượng máu được tống ra khỏi thất trái trong thì tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đễn huyết áp kẹt.

+ Hẹp van 2 lá: khi van 2 lá hẹp máu sẽ bị ứ lại tâm nhĩ trái trong thì tâm trương chính điều đó làm tăng huyết áp tâm trương.

3. Một số nguyên nhân khác:

+ Chèn ép tim (tràn máu tràn dịch màng ngoài tim).

+ Cổ trướng cũng gây huyết áp kẹt…

Dấu hiệu nhận biết huyết áp kẹt

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, huyết áp kẹt khiến tim còn rất ít hiệu lực bơm máu làm cho tuần hoàn bị giảm hoặc ứ trệ. Huyết áp kẹt gây lực cản ngoại vi lớn, dễ gây phì đại thất trái dẫn đến suy tim…

Vì vậy, khi huyết áp kẹt, người bệnh thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, mệt mỏi, khó thở, hơi thở ngắn, hụt hơi, tức ngực, người chòng chành, đau đầu ngủ kém…, làm việc thì lúc quên, lúc nhớ và người cảm thấy ớn lạnh hơn bình thường.

Thái độ xử trí khi huyết áp kẹt

Thái độ xử trí khi huyết áp kẹt cũng như những trường hợp huyết áp cao hay huyết áp thấp đều phải nghiêm túc để tránh hậu quả đáng tiếc.

Cụ thể: Khi huyết áp kẹt, cần nằm nghỉ ngơi thư giãn, hít thở sâu. Đặc biệt, không cố làm cho xong việc đang làm mà phải nằm nghỉ ngay và dùng thuốc điều hòa huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, không hoang mang quá sẽ làm huyết áp dao động thêm.

Tham khảo thuốc: Ybio Gastra

- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng.

- Kích thích tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, trướng bụng, ăn không tiêu.

Tú Liên

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]