Nhà có trẻ không nên để vật nuôi trong nhà

Chú cún ngoan ngoãn, chú mèo đáng yêu kêu meo meo, con chim hót líu lo... Nhưng đó lại là nguồn gốc của một cơ số bệnh mà bé có thể dễ dàng mắc phải.

15.5435

Bệnh giun sán

Mẹ đã có biết trên bất kỳ con vật nuôi nào như chó, mèo, chuột hamster, vẹt... đều có trên mình một số loài giun sán sống ký sinh.  Các loại giun sán này dễ dàng lây sang bé yêu trong quá trình ôm ấp, chơi đùa, nựng nịu, vuốt ve hay ngủ chung trên giường với chủ. Kể cả những con vật nuôi được tắm sạch sẽ nhất.

Tuy nhiên, giun sán từ vật nuôi lây sang người có thể sinh sôi, nảy nở nhưng có lúc lại chết đi, di chuyển khắp cơ thể gây các bệnh nguy hiểm.

Dấu hiệu bé đã mắc bệnh giun sán: mẩn ngứa khắp người khiến nội tạng bên trong bị ảnh hưởng. Rất nhiều trường hợp bé bị giun sán lây từ vật nuôi phải điều trị rất lâu dài.

Mẹ nên:

Không cho con được ôm ấp, vuốt ve vật nuôi, nhất là các bé nhỏ. Không nên ăn uống khi có vật nuôi nằm bên cạnh hay ngủ chung với vật nuôi.

Mỗi khi vui đùa, vuốt ve vật nuôi, con phải rửa tay thật sạch rồi mới cầm, nắm thức ăn hay đưa tay lên mũi, miệng.
 
Chú mèo xinh xắn lại dễ dàng làm bé mắc bệnh hen, bệnh dại

Bệnh dại

15 – 30% số lượng các chú cún khỏe mạnh đáng yêu lại mang bệnh dại trong người. Nếu nhà có nuôi chó, mẹ nên thường xuyên cho đi tiêm phòng dại, để chắc chắn chú chó đó không ảnh hưởng đến con.

Nếu con bị cắn, mẹ phải lập tức đưa con đi tiêm phòng dại. Không nên chủ quan là chó trong nhà đã tiêm phòng, khỏe mạnh, khó có thể lường hết hậu quả sau này.

Mẹ nên:

Không cho con đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi, nhất là các con chó. Vì bé dễ bị tấn công ngược lại.

Khuyến khích con nếu có bị chó trong nhà hoặc nhà hàng xóm cắn, phải nói ngay với bố mẹ để tiêm phòng

Các bệnh về đường hô hấp

Bé bị mắc các bệnh ho, viêm phổi, nghẹt mũi... Một trong những nguyên nhân đó là do nước dãi, lông... của vật nuôi trong nhà ảnh hưởng đến bé.

Một số gia đình chiều con, cho con nuôi chó mèo, mang vào phòng ngủ chung hoặc nhảy lên nằm trên giường, quần áo, sách vở của trẻ. Những tóc tai, lông, nước dãi đều có thể gây bệnh đường hô hấp cực kỳ nhanh chóng.

Mẹ nên:

Nếu có nuôi vật cảnh trong nhà, cần có không gian riêng cho chúng (chỗ ngủ riêng, chỗ ăn riêng). Bé có thể chơi đùa với vật nuôi nhưng chỉ ở trong những không gian nhất định. Không nên cho vật nuôi vào phòng học, phòng ngủ.

Nên vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi, chuồng ở.

Khi bé có mắc các bệnh về đường hô hấp, mẹ phải tuyệt đối cấm không cho bé tiếp xúc với vật nuôi, đề phòng bệnh sẽ nặng thêm.

bị cào xước chân tay

Nuôi vật cảnh trong nhà có nghĩa là mẹ đã chấp nhận có bất cứ lúc nào cũng có thể bị cắn, bị cào xước chân tay. Vết thương có thể chỉ xước da, có thể chảy máu, nhiễm trùng.

Mẹ nên theo dõi kỹ càng sức khỏe của bé. Một số bé bị cắn, cào xước chân tay, có thể bị sốt cao.

Mẹ nên:

Khuyến khích con chơi đùa nhẹ nhàng với các vật nuôi. Không trêu chọc chúng, nhất là những con vật đang nuôi con, lúc chúng đang ăn, đang ngủ...

Tốt nhất, nhà có con nhỏ. Bố mẹ chẳng nên nuôi con gì. Các bệnh trên nguy hiểm cho bé và bố mẹ cũng dễ dàng mắc phải.
 
Theo Afamily
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]